Tư Thế Cầm Ấm Tử Sa

Tư Thế Cầm Ấm Tử Sa

Lịch sử hình thành, phát triển, ý nghĩa và cách cầm, cách sử dụng của Ấm trà tử sa Nghi Hưng. Tư thế cầm khi sử dụng ấm tử sa.

Loạt bài giới thiệu về ấm tử sa Nghi Hưng:

Có rất nhiều tư thế cầm ấm trà, đa phần là do thói quen hoặc do ảnh hưởng từ những ông bà cha mẹ, nhưng với tư thế cầm ấm tử sa Nghi Hưng truyền thống sẽ giúp cho dòng nước chảy trôi, mạnh mẽ nhưng uyển chuyển mà dứt khoát. Từ Gongfu trong phong cách trà đại đa số giới trà nhân sử dụng nghĩa là Công phu – hay còn gọi là dùng kỷ luật để rèn luyện bản thân, và tất cả những kỹ năng điêu luyện đều bắt nguồn từ việc lắng nghe học hỏi và điều chỉnh dẫn đến sáng kiến phát sinh. Trong Thiền trà cũng vậy. Việc thành thạo từng khâu nghĩa là ta hiểu được đặc điểm của loại trà ta pha, của ấm chén ta sử dụng, vì vậy, một cách từ tốn và uyển chuyển từ khâu pha đến khâu mời trà và thưởng trà thể hiện tổng quát mối liên kết của trà nhân với ấm chén và loại trà mình yêu thích.

Cây xanh nói chung và cây trà nói riêng đều ưa môi trường yên tĩnh với nhiệt độ, nước tưới lẫn độ ẩm phải vừa phải với biện độ chênh thấp. Nói vắn tắt hơn, trà thích hợp ở môi trường ổn định.Vì vậy, trà sẽ ngon hơn nếu ta pha theo lối của nơi đã nuôi dưỡng nó: lặng lẽ, nhẹ nhàng và nhất quán – trà sẽ nhẹ nhàng hòa quyện và đồng nhất với chính ta. Do vậy việc cầm ấm thích hợp ngoài việc giúp cho động tác trà nhân thêm thư thả, mà vô hình chung cũng giúp ta rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nhại, uyển chuyển nhưng dứt khoát. Một trà nhân với phong thái điềm tĩnh, ung dung mà tiêu sái và phóng khoáng. Đó là ý nghĩa thiền học của Thiền trà.

Tư thế phổ biến cầm ấm Nghi Hưng ở thời chúng ta hiện nay là luồn ngón trỏ qua tay cầm của ấm, và ngón cái chặn trên hạt châu. Lối cầm ấm thế này do du nhập từ phong cách dùng trà ở châu mỹ với những chiếc ấm có nắp lỏng lẻo khiến vành miệng không giữ được khi chúng ta rót trà với độ nghiêng cao. Với một số ấm Tử sa, điều này có thể chấp nhận, nhưng nếu ấm của bạn có thông khí ở trên đỉnh hạt châu, việc chặn ngón cái như trên sẽ cản trở sự lưu thông của dòng nước.

Ngoài ra, dòng khí lưu xuất trong cơ thể đều chảy xuôi chiều từ trên xuống, giống như mạch nguồn của nước vậy. Do đó, việc việc cầm ấm luồn tay trên, mặc dù sẽ có những góc nghiêng thuận lợi cho việc rót, nhưng phần nào sẽ cản trở dòng khí lưu thông, khí xuất bẻ cong. Và khi đến lượng trà cuối cùng, chúng ta buộc phải dốc ấm cao hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định của dòng nước trong ấm…

Cách cầm ấm Tử sa sẽ tương thích với tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, trong những riêng Trung quốc mà còn ở khắp nơi. Ấm sẽ được cầm theo cách chúng ta cầm đũa hoặc dao cắt, cầm viết, thậm chí cả cầm vợt để đánh những cú quyết định trong cầu lông, tennis và bóng bàn. Hai ngón tay dưới của bàn tay thuận hơn làm giá đỡ, chúng giữ phần dưới của quai ấm làm trụ để nâng ấm lên. Sau đó dùng ngón cái và ngón giữa kẹp vào góc trên của tay cầm, giúp giữ thăng bằng và ổn định ấm khi được nâng lên cao. Cuối cùng và ngón trỏ đặt trên ngọc châu của nắp, trợ lực cân bằng và điều chỉnh hướng khi bạn rót trà.

Chú ý là nếu bạn di chuyển ấm hình tròn trong khi rót, tất cả các chuyển động đều hướng vào tâm, nếu tay trái là tay thuận thì bạn rót theo chiều thuận kim đồng hồ, và ngược lại, nếu tay phải là tay thuận thì chiều bạn rót là chiều ngược kim đồng hồ, cố gắng sử dụng khuỷu tay làm trục xoay để rót, điều này giúp tạo lực cân bằng và vòng xoay sẽ uyển chuyển hơn. Khi bắt đầu rót hoặc dứt lần rót, sử dụng cổ tay giống như một cái cổ của con phượng hoàng, ngước lên, hạn xuống một cách nhẹ nhàng mà lưu loát. Khi rót trà, cả cử động từ cổ tay ra bàn tay đến ấm, giống như tư thế đang lao xuống với lực tác động từ khuỷu tay và tương tự cho lúc dứt lần rót trà. Việc nâng lên hạ xuống bằng khuỷu và bàn tay đòi hỏi một số kỹ năng nhất định. Tuy nhiên, nếu thường xuyên luyện tập, tất cả sẽ thành thạo theo thời gian.

Hình thức ban đầu của sự rèn luyện nói chung và trà Gongfu nói riêng là sự làm chủ và kiểm soát, cho nên, hãy để tâm vô hành động, cảm nhận về sự gắn kết giữ mọi động tác của mình với ấm trà, mọi chuyển động của ấm, của dòng nước bên trong sẽ rõ mồn một trong tâm ý. Khi đó, dòng năng lượng của bạn, của trà, của ấm, thực sự hòa quyện với nhau. Do vậy, hãy cảm nhận chính mình, hãy nội quán năng lượng, tự nhiên, chúng ta sẽ hình thành tư thế và thời khắc ngưng ngắt hợp lý.

Nhưng trước tiên, hãy thử nâng ấm, rót ngưng theo nhiều tư thế và thói quen. Hãy thử nhận xét độ cong mượt uyển chuyển của dòng nước. Không phải ngẫu nhiên mà tư thế vận động như cầm bút, đũa dao, nâng cốc, cầm vợt… được lưu truyền mượt mà qua nhiều thế hệ. Hãy thả lỏng cánh và cổ tay, phân bổ lực hợp lý, hãy cảm nhận cơ năng của chính mình, bởi hợp lý nhất sinh ra từ sự hài hòa giữa cánh tay, cổ tay, ngón tay đến vật. Đó là triết lý Gongfu trong cuộc sống, và Gongfu của trà: tự nhiên, duyên dáng, uyển chuyển và ung dung. Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động tuyệt mỹ.

 

COMMENTS

Wordpress (2)
  • comment-avatar
    Tuấn Nguyễn 3 years

    Bài viết có ích quá. Nhìn lại thì mình cũng cầm bị sai.

    • comment-avatar

      cách cầm phần là thói quen nên thấy thoải mái khi nâng hoặc rót là được, bài viết đa phần chỉ mang tính tham khảo thôi.

  • Disqus (0 )
    error: Content is protected !!