TRÀ ĐẠO VÀ ÂM NHẠC
Âm nhạc và Trà đạo cùng chia sẻ nhau sự quyện thắt hòa điệu thông qua những làn âm hưởng sáng tạo khi những chiếc bát được rót đầy. Từ xưa đến nay, những người yêu trà đều mang theo nhạc cụ vào thiên nhiên để tận hưởng những buổi trà với những giai điệu thiêng liêng, giúp cho tâm hồn thư thả; trong khi nhiều nhạc sĩ lại dùng trà để khơi gợi cảm hứng sáng tác, khỏa đầy âm nhạc bằng tinh thần và tình yêu với Trà đạo. Do vậy, Âm nhạc đã đan xen vào cuộc trải nghiệm với Trà, thay đổi bầu không khí của đại đa số buổi tiệc trà và thậm chí làm nên sự thay đổi lớn về khuynh hướng tự do của mảng trà lên men cũng như đối với những ai uống nó. Cho nên, từ trước đến nay Trà đã là phần không thể tách rời giúp nhiều nhạc sĩ tỉnh thức và truyền cảm hứng khi họ soạn ca từ và phổ nhạc, và đôi khi những bản nhạc ra mắt đầu tiên trong những buổi tiệc trà, đưa vòng tuần hoàn kỳ diệu này tiếp diễn, mỗi phần thể, Trà rồi Âm nhạc, đồng thanh hoàn hảo…
Ngoài sự tương quan giữa Âm nhạc và Trà đạo, cả hai đều có nhiều điểm chung là nghệ thuật riêng biệt. Cả hai đều có khả năng xoa dịu căng thẳng và giúp chúng ta thư thả hơn, giải phóng sự trì trệ của những suy nghĩ hoặc cảm xúc nặng nề đang đeo bám trong cuộc sống. Trà và Âm nhạc đều thể hiện mùa xuân của những niềm vui đang trỗi dậy tựa như khi chúng ta tự nhiên hát lên một bài hát hoặc mỉm cười trong niềm hân hoan sâu lắng khi tay ta nâng lên tách trà. Cả Trà và Âm nhạc mang chúng ta lại gần nhau: trong nghi thức thiêng liêng, kỷ niệm và sự thống nhất, cũng như trong sự bình yên lắng đọng. Chúng chỉ dạy chúng ta trong thinh lặng, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nội thức, là nơi đồng điệu, gắn kết với Thiên nhiên, hay nói cách khác, chính Trà và Âm nhạc đã đưa chúng ta gần với Tự nhiên thông qua bản thể của mình.
Trong thuyết Vũ trụ của Trung Quốc, sấm sét là khởi đầu của chu kỳ của mùa xuân và là chất xúc tác nảy sinh cho sự sống. Theo sau đó là sự khuây khỏa đến từ những cơn mưa, làm nẩy mầm Trái đất sau chuỗi dài khô hạn bằng Hồng ân Tiết khí. Âm nhạc, Vũ điệu và Xuất thần được xem là những biểu hiện của sự thay đổi này. Các nền văn hóa ở khắp nơi đều cho rằng Âm nhạc và Vũ điệu đều được sử dụng để gắn kết con chúng ta thông qua sự giải phóng nội tâm và kết nối chúng ta với Tự nhiên. Giống với các loại hình nghệ thuật, Âm nhạc bắt đầu với phương thức cầu nguyện, thiền định và nghi thức tế lễ do pháp sư thực hiện. Các hoàng đế của Trung Hoa đã nâng tầm và chỉ định Âm nhạc là quốc giáo đứng đầu. Một trong những công việc của Hoàng đế là thi hành các nghi thức tế lễ, trong đó nghi thức và âm nhạc phải được sử dụng và tiến hành đúng vì chúng được xem là cầu nối giúp gửi ý nguyện của con người đến các Vị Thần vô hình thiêng liêng. Trời và Đất được liên kết với nhau thông qua Thiên Tử và các nghi lễ cũng như nghi thức của vua. Khổng Tử cho rằng khi người đứng đầu thi hành các nghi lễ, tế lễ và nghi thức với sự định tâm thì có thể ‘cai trị quốc gia dễ như trở lòng bàn tay’. Bộ Lễ trong triều đình được lập ra để giúp đỡ Hoàng đế tiến hành các nghi lễ đúng cách, trong đó chú trọng nhiều đến âm nhạc được sử dụng để thực hành các nghi lễ.
Nghệ thuật là khởi đầu của hiện thể thiêng liêng. Tương tự như cách Trà đạo và Âm nhạc tôn vinh nhau, Nghệ thuật truyền thần được thực diễn để đưa những người tham dự tiến nhập vào trạng thái hợp nhất, kể cả việc sáng tác và trình diễn nó. Làm thế nào mà nghệ thuật có thể đưa chúng ta vượt ra ngoài giới hạn cá nhân riêng biệt nếu nó không đến từ một không gian hợp nhất? Đối với một số người, nghệ thuật chính là kim chỉ nan đưa họ đến với sự linh thiêng, còn đối với những người khác, nghệ thuật là cầu nối đưa thiêng liêng hòa nhập với cuộc sống. Hội họa, sân khấu, âm nhạc, trà đạo đều được bắt đầu từ nghi thức dẫn dắt cảm xúc thiêng liêng bên trong mỗi con người.
Từ đó, nghệ thuật đã phát triển thành một lĩnh vực khác ngoài tôn giáo nhưng tình cảm và mục đích thật sự của nó luôn luôn là điều thiêng liêng. Trong bức Chân dung họa sĩ thời niên thiếu, James Joyce đã có một câu phát biểu sâu sắc rằng Nghệ thuật quần chúng khiến chúng ta lay động, làm dấy lên cảm xúc của nhân sinh trong khi nghệ thuật đỉnh cao và thuần khiết lại hướng chúng ta đến sự tĩnh lặng – là trạng thái mà người Hy Lạp gọi là ‘agapé’ – mà nghĩa đen của nó là trạng thái rất khập khễnh, rất lơ lửng đến nỗi trên môi chúng ta vẫn còn bật ra chữ ‘agapé’. Nghệ thuật có thể châm biếm các vấn đề chính trị xã hội cần thay đổi, là xúc tác cho phong trào phá vỡ sự kìm nén cảm xúc gây hại và giúp ta đối mặt với thử thách, hay giúp giải trí hay với tất cả các loại hình biểu diễn và mục đích sáng tạo tuyệt vời khác, bao gồm cả niềm vui thuần túy bộc phát ra, dù có mục đích hay không nhưng bản chất của nghệ thuật – đầu tiên và cuối cùng, là đến từ sự thiêng liêng bên trong mỗi con người và đó là thánh thiện hồn nhiên. Nghệ thuật cao nhất là nghệ thuật của sự thiêng liêng. Đây cũng là ý nghĩa chân chính của Trà đạo và của Âm nhạc.
Cả Trà đạo và Âm nhạc đều vượt ra ngoài ghi chép của bút vẽ lịch sử, cả hai đều khởi đầu từ các nghi lễ làm cầu nối giữa Thiêng liêng và Trần thế. Cả hai đều sâu lắng và đơn giản. Tất cả âm nhạc trên trái đất đều bắt nguồn từ mười hai nốt nhạc – trong khi thế giới của trà, ấm, nghi lễ và thức uống đều khởi đầu từ lá, nước và nhiệt độ. Chúng ta có thể đắm chìm trong văn hóa xung quanh Trà – Âm nhạc hoặc đơn giản chỉ là hồi tưởng lại giây phút khởi nguyên hàng ngày. Cả Trà và Âm nhạc đều kết nối chúng ta với nhau và kết nối chúng ta với Tự nhiên. Ngoài ra chúng mang lại cho chúng ta giây phút giải trí, điều vui thích và hạnh phúc trong những lúc tiêu khiển thường ngày. Như đã nói ở trên, điểm chung khiến cho Trà và Âm nhạc trở nên bình thường quá đỗi là chúng là bởi chúng đều là những hoạt động dường như không mục đích.
Trà – Âm nhạc đều không có mục tiêu nhắm đến. Nếu mục đích của âm nhạc là đến một điểm nào đó thì những người chơi nhanh nhất sẽ luôn là người giỏi nhất. Nhưng mục đích của một bài hài không phải là đi đến cuối cùng. Bài hát có mục đích riêng của nó. Tương tự Trà cũng vậy. Mục đích của tiệc trà không phải là uống hết phần trà. Mục đích trong Trà và Âm nhạc không hề được hiển thị, điều này làm cho Trà – Nhạc phù hợp với nhau. Bởi thế, chúng giúp chúng ta ngăn lại thói quen tham vọng và khát khao tìm khiến ‘nhiều hơn nữa’. Hầu hết chúng ta dành thời gian để tìm kiếm thỏa mãn mong muốn về điều gì đó mà không bao giờ dừng bước để tự hỏi Tại sao. Những điều chúng ta khao khát đều không phải là những thứ chúng ta có, hoặc giả như chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta không thõa mãn theo cách chúng ta từng khao khát?!
Hầu hết chúng ta luôn muốn thay đổi hiện trạng, cố gắng né tránh những điều không vừa ý nhưng lại gom góp những gì mình muốn có. Sự không hài lòng này diễn ra thường xuyên chứng tỏ rằng chúng ta hiếm khi vừa lòng với những gì mình đang có mà thay vào đó lại tập trung vào những thứ có thể xảy đến trong tương lai.
Trà và Âm nhạc là con đường đưa chúng ta về nhà. Nó giúp chúng ta hướng đến giây phút thực tại, và hiện tại mới là ngôi thực sự. Thưởng trà và nhảy múa giống như cánh cữa mở vào bản thể. Và bản thể mới chính là ngôi nhà duy nhất chúng ta nương náu đến suốt cuộc đời. Với cùng mục tiêu và định hướng như thế, chúng ta được tự do tận hưởng những điều thú vị cũng như lợi ích của việc uống trà và nhảy múa, nhưng vô tình đi ngược với ý nghĩa đích thực mà Trà và Âm nhạc hướng đến. Sau cùng, Trà đạo và Âm nhạc mang đến sự giải phóng và tự do. Sự nỗ lực đấu tranh hướng đến điều tốt đẹp đang diễn ra không ngừng trong mỗi con người nhưng góc khuất của nó lại dẫn đến sự căng thẳng, tham vọng và nỗi đau cho bên thua cuộc. Thư giãn trong giây phút thực tại giống như cơn mưa mát lành tắm tưới cho mặt đất vào mỗi độ xuân phân – là biểu tượng của âm nhạc trong triết học cổ điển Trung Hoa.
Có một không gian tĩnh lặng mà cả Trà và Âm nhạc đều hướng chúng ta đến trải nghiệm, một kinh trải không thể diễn tả nên lời. Một số lần tuyệt vời nhất tôi thưởng trà diễn ra với những bài nhạc ngẫu hứng, hay lúc tôi pha trà trong tiếng sáo của một bậc thầy về shakuhachi – một loại sáo trúc của Nhật Bản. Mọi người đã đặc biệt chuẩn bị riêng cho tôi và tôi thật sự cảm ơn vì những cảm xúc tôi có được vào lúc đó. Tôi đã cảm ơn sư phụ vì đã làm thay đổi vị trà và cuộc sống của tôi kể từ đó, và nhiều năm sau, tôi đã được nếm thử vị mật hoa tinh khiết của sự lâng lâng dào dạt từ muôn vàn hòa điệu của gió và khóm trúc. Và nhờ đó, sư phụ và tôi đều có những thinh ngôn để chia sẻ không gian Thiền của mình. Cho đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn nhắc lại trong các buổi tiệc trà rằng: những gì tôi gửi gắm là những điều trước đó, trong buổi lễ, chứ không phải những gì tôi chia sẻ lúc này.
Lời giới thiệu về Trà và Âm nhạc, về những điểm chung của chúng và cái cách chúng hòa quyện vào nhau thật tuyệt, nhưng lại không thể sáng bằng một nốt nhạc sinh ra trong làn gió tan vào một bát trà ngũ hành phổ nhĩ sâu lắng… Và điều sau đây có thể thay đổi cuộc sống của bạn mãi mãi.
Có rất nhiều niềm vui trong Trà đạo, và hầu hết đều đến từ trong thinh lặng, và hợp thể với tĩnh lặng. Điều tương tự cũng đến từ việc thưởng nhạc và trà.
Âm nhạc và Trà
Âm nhạc làm nâng cao vị thế của không gian trà. Chaxi, theo nghĩa đen là Sân khấu trà, nó là tiệc trà chúng ta mở ra và còn là buổi trình diễn. Đó là sự hoàn chỉnh của một tách trà cho dù là ở trong một căn phòng, hay một khoảng không gian, một nơi cố định hay một chỗ tạm thời. Và Chaxi là việc thanh tẩy và trang trí không gian, đề cao sự hợp nhất trong lần gặp gỡ, vừa là cơ hội để nâng cao tính nhất thể của cá nhân trong một tiệc trà cụ thể, và vừa để mở ra một buổi trà kế tiếp cũng như việc dọn dẹp gọn gàng sau đó. Do đó, sân khẩu là một từ ẩn dụ khá phù hợp, khi một sân khấu được lên ý tưởng thì phần trang trí phải làm sao cho phù hợp với mục đích của buổi tiệc trà, và không gian trà cũng phải tự trang trí cho chính nó. Chúng ta có thể hình dung Chaxi giống như một bức Mạn-đà-la: một công trình nghệ thuật thể hiện sự liên kết của thực tại với một công án, vũ trụ hay một tiểu vũ trụ. Ngoài ra, chaxi còn bao gồm cả y phjc, không gian, trang trí, ấm trà, hương, âm nhạc, pha chế….
Trong khi thực hiện chaxi, chúng tôi phải khái quát mọi góc độ khác nhau của không gian trà như xem xét vấn đề ‘Có hay Không’ trước khi hướng đến vấn đề ‘thể loại’ và ‘địa điểm’. Cũng như khi bạn biểu diễn trên sân khấu, biên tập, đạo diễn, nhà sản xuất sẽ phải quyế định có sử dụng âm nhạc hay không rồi mới lựa chọn thể loại và nơi biểu diễn cho phù hợp. Nói cách khác, câu hỏi đầu tiên không phải là thể loại nhạc nào mà là âm nhạc có được dùng trong suốt buổi trà hay không!
Điều quan trọng cần nhớ là âm nhạc sẽ ảnh hưởng đến buổi tiệc trà, giống việc trà làm thiếu nhất quán trong một không gian nhạc. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của chúng thay vì dùng chúng để nâng vị thế cho nhau. Thưởng trà trong một không gian tĩnh lặng là lí thú nhất. Nhưng nhìn chung, khi ở bên ngoài, tôi ít khi sử dụng âm nhạc trong buổi trà đạo bởi vì đa phần các vị khách đa phần đều có cuộc sống ồn ào tại các đô thị nhộn nhịp nên tâm trí họ đã quá mức căng thẳng. Do vậy nên dành cho họ khoảng không tĩnh lặng để phần nào điều tiết lại cuộc sống. Bên cạnh đó, việc giảm bớt chaxi đến mức cơ bản vô hình chung chúng ta đang đề cao sự rổng rang, thanh đạm, đơn giản và hài lòng với những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống – đây là những bài học cần thiết trong cuộc sống mà Trà đạo đang truyền đạt. Chúng ta có đủ phương cách để tiêu khiển trong cuộc sống nhưng lại không tiếp cận với trà như thể nó không đủ để thu hút sự chú ý. Nói đơn giản hơn: hương vị, hậu vị, năng lượng tiềm ẩn của trà chỉ đủ để thu hút các giác quan trong khi âm nhạc và hương – ví dự như trầm hoặc quế, lại quẩn vờn trong không gian làm chúng ta dễ bị cuốn theo giai điệu hay vị hương lan tỏa mà phân tâm khỏi trà hoặc phân tâm khỏi những thông điệp mà Trà đạo đang gửi gắm. Ít hơn lại nhiều hơn, đây là đạo lý trong Trà đạo và trong cuộc sống.
Khi đã quyết định sử dụng âm nhạc trong tiệc trà, bạn phải lựa chọn cẩn thận thể loại và nội dung cho phù hợp. Việc này không có quy ước hay thước đo nào cụ thể. Bạn có thể sử dụng một album nhạc hay một playlist thích hợp để có thể thưởng được cái thú vị của mọi thể loại nhạc. Việc lựa chọn nhạc này là sự kết hợp của tất cả các khía cạnh của một chaxi: mỗi buổi tiệc đều có điểm độc đáo khác biệt, không bị trùng lặp cho mỗi không gian trà. Do đó không có việc lựa chọn nhạc đúng hay sai, hay nói cách khác, hòa âm có phù hợp cho buổi trà đạo hay không. Buổi trà là dành cho dịp kỷ niệm hay thân mật? Mục đích có phải để không gian tĩnh lặng hay không? Hay là dịp để ta kết nối với Thiên nhiên hoặc Thần linh? Hay chỉ đơn thuần tiệc trà để thư giãn? Một khi xác định mục đích thật sự của buổi trà, bạn có thể chọn âm nhạc phù hợp để góp phần tăng ý vị của không gian Trà đạo.
Với tất cả các lĩnh vực của chaxi, bạn nên thực hành trước khi đề ra ý định cho khách lựa chọn, giống như một nhạc sĩ phải tập dợt trước khi biểu diễn trước công chúng. Ví dụ, chúng ta không bao giờ phục vụ một loại trà không rõ nguồn gốc cho khách, trừ khi đó là mục đích của buổi họp (tức là để thưởng một loại trà mới). Trước tiên, chúng ta làm quen với một loại trà, thử pha theo những cách khác nhau. Sau đó, chúng ta sẽ biết cách sử dụng nó cho khách mình như: trà phù hợp với dịp nào hay mục đích gì và làm thế nào để chuẩn bị nó.
Tương tự như vậy, các album trước cũng cần được tìm hiểu và cảm nhận nó ở nhiều góc độ trước khi sử dụng trong các buổi tiệc trà để đảm bảo sự phù hợp cần thiết trong khi chaxi.
Ngoài nguồn năng lượng chúng ta có được thông qua mỗi buổi tiệc trà, việc nghiên cứu các album hoặc playlist để phù hợp với từng thể loại trà làm mở rộng thêm tầm nhận thức của nhiều lĩnh vực liên quan. Một số bản nhạc phù hợp hầu hết với các loại trà, còn một số chỉ phù hợp với một số loại trà cũng như bối cảnh nhất định, trong khi một số album dường như chỉ phù hợp với một loại trà đặc biệt. Khi bạn tích hợp được như vậy, thật là một cảm giác vui sướng không thể tả. Khi đó, không gian quả thật không trọn vẹn nếu bạn thiếu một trong hai, và Trà – Âm nhạc lúc này sẽ người bạn đồng hành trong suốt buổi trải nghiệm lý thú của bạn. Hãy thử chú tâm khi thưởng một loại trà nào đó mà không có nhạc nền với khi bạn thưởng trà trong sự yên tĩnh với âm nhạc thoang thoảng trong không không gian và so sánh sự khác biệt cụ thể. Hãy ghi chép lại về bất kỳ điều gì bạn trải nghiệm với điểm khác thường. Đây cũng là cách chúng ta học hỏi về quan sát bản thể nhưng lại thư thả và điềm nhiên.
Như bạn thấy, không có một nguyên tắc cụ thể nào trong việc lựa chọn âm nhạc cho không gian trà. Tuy nhiên, cũng có ba nguyên tắc cơ bản để bạn dựa theo và chọn cho mình một thể loại nhạc phù hợp. trước tiên, nhạc không lời thường phù hợp cho không gian trà. Khi nghe nhạc có lời, chúng ta thường tập trung vào ca từ của bài hát – điều này là đúng cho việc nghe nhạc, nhưng vô tình chúng ta lại mất tập trung vào việc thưởng trà. Chính vì vậy, nếu mục đích là thưởng trà, chúng ta nên chọn nhạc không lời làm yếu tố căn bản. Thứ hai, điểm cốt yếu thưởng trà là lợi ích của không gian tĩnh lặng mà trà mang đến cho chúng ta. Vì vậy âm nhạc sử dụng trong tiệc trà nên là những bản nhạc thư thả êm dịu, hỗ trợ cho không gian tĩnh lặng và người thưởng trà cũng không bị phân tâm. Cuối cùng, những album dường như có sự dẫn dắt âm nhạc theo hướng cụ thể và logic, trái ngược với những bản nhạc, thường theo xu hướng rời rạc. Do đó, sự liền lạc của album hoặc playlist sẽ lý tưởng hơn dành cho những tiệc trà theo chủ đề nhất định. Điều này không có nghĩa là không có khoảng dừng trong suốt buổi trà, mà là sự kết hợp logic giữa các bản nhạc với nhau, mỗi bát trà là duy nhất, nhưng tất cả các cung đoạn của trà lại làm nên tính nhất thể trọn vẹn của buổi trà, và đây là tính nhất quán tối hậu, là mục tiêu cuối cùng của Trà đạo.
Trà và Âm nhạc
Về cơ bản, theo quan điểm thưởng trà của riêng cá nhân, chúng tôi sẽ mang âm nhạc vào không gian thưởng thức trà của mình. Vì vậy, cách thức chaxi là tính đến việc có nên sử dụng âm nhạc hay không rồi sau đó mới xác định thể loại nhạc. Sau khi tính toán đến trường năng lượng mà tiệc trà mang lại cũng như phương pháp pha chế, chúng tôi sẽ quyết định nhạc nền để phù hợp với không gian và thể loại trà mà chúng tôi chuẩn bị. Quá trình này vô hình chung nâng chaxi lên thành nghệ thuật của tinh thần. Việc tìm kiếm âm nhạc để hòa hợp trong buổi Trà đạo không những làm toát lên sự tĩnh lặng của không gian trà, giúp cho buổi trà thành một khoảng thời gian trải nghiệm khó quên là sự thành công trong nghệ thuật chaxi. Và giống như các lĩnh vực khác của chaxi, âm nhạc phải phù hợp với thời tiết, thời gian, không gian trà – trong phòng hay ngoài tự nhiên, trang trí, cách thức pha trà và, tâm trạng của người tham sự đều sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Ngoài việc âm nhạc trở thành thói quen trong việc thưởng trà, còn có trà cho âm nhạc. Đôi khi trong cuộc sống, ngoài việc Trà đạo, chúng ta cũng muốn đơn thuần thưởng nhạc. Và chúng ta cũng có thể sử dụng trà trong âm nhạc. Một tách trà đơn giản và đẹp khi thưởng nhạc cũng là điều ý vị trong cuộc sống. Thưởng nhạc cũng tương tự như trà, mang chúng ta lại gần với nhau, trà lúc này xuất hiện một cách âm thầm nhưng chuẩn mực, chứa đựng sự trân trọng chúng ta dành cho nhau, cùng nhau thưởng thức một buổi nhạc, một loại trà. Bên cạnh đó, trà cũng làm nền sự gắn kết, tôn trọng và mở đầu cho một buổi xã giao trong xã hội. Lúc này, trà đóng vai trò như phần truyền đạt thành ý giúp buổi nói chuyện diễn ra trôi chảy và dễ dàng hơn. Theo cách tương tự, âm nhạc có thể đến với trà, giúp không gian trở nên thanh thoát và là nền tảng giúp buổi thường trà tràn đầy cảm xúc hoặc sử dụng trà làm chất xúc tác trung gian làm cho bản nhạc chúng ta thưởng thức được trọn vẹn hơn.
Ẩn Hạc
(Tác dịch từ Global Tea Hut)