Tìm hiểu về hồng nê (Phần 7): Giáng ba hồng nê
Loạt bài “TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ” gồm 12 phần sau:
- Phần 1: TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊ
- Phần 2: CHU NÊ
- Phần 3: CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀO
- Phần 4: CHU SA
- Phần 5: HỒNG NÊ TRIỆU TRANG
- Phần 6: BỔN SƠN HỒNG NÊ
- Phần 7: GIÁNG BA HỒNG NÊ
- Phần 8: HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG
- Phần 9: QUÝ PHI CHU NÊ
- Phần 10: BẠCH NGHIỄN HỒNG NÊ
- Phần 11: TỬ HỒNG NÊ
- Phần 12: THẠCH HOÀNG _ THẠCH HỒNG
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 7): GIÁNG BA HỒNG NÊ
GIÁNG BA HỒNG NÊ đã ngủ yên trong trầm tích hàng nghìn, hàng vạn, hàng trăm triệu năm, cho đến cuối thế kỷ trước, giáng ba hồng nê mới được tìm thấy và hiểu được giá trị thực sự của nó.
Vào đầu những năm 1990, để thúc đẩy sự phát triển Đào Đô, chính quyền thành phố Nghi Hưng đã quy hoạch và xây dựng một con đường thuận tiện nối hai nơi, đặt tên là “Đào Đô”, để tạo điều kiện giao thông giữa thành phố Nghi Hưng và thị trấn Đinh Thục. Đường Đào Đô đi qua đoạn sườn đồi nơi gặp nhau của núi Hoàng Long và núi Thanh Long, do độ dốc lớn nên để đường bằng phẳng, đội thi công đã đào đất để giảm độ dốc, trong quá trình thi công một lượng đất Tử sa hiếm phát lộ ngoài dự tính, vì loại khoáng tử sa này được khai thác được từ “một đoạn đường xuống dốc” nên trong ngành gọi là “giáng ba nê” (đất sét xuống dốc).
“Giáng ba” là một dạng mỏ cộng sinh tự nhiên của tử nê, đoạn nê và hồng nê. Vì đặc thù của giáng ba hồng nê như vậy cho nên nếu chỉ mang phân tích một mảnh khoáng thì chỉ có thể biết được các đặc điểm của chính nó chứ không đủ đại diện cho tất cả khoáng giáng ba ở đây. Tuy nhiên, mẫu khoáng được gửi để kiểm tra, phân tích vẫn có thể cho biết những đặc điểm đặc trưng của giáng ba hồng nê.
Sau khi kiểm tra, phân tích cho thấy thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm của giáng ba hồng nê là: silic điôxít (SiO2) 50,85%, ôxít nhôm (Al2O3) 27,76% và ôxít sắt (Fe2O3) 6.27 %, magie oxit (MgO) 0,64%, canxi oxit (CaO) 1,37%, kali oxit (K2O) 2,92%, natri oxit (Na2O) 0,24%, hao hụt khi nung (LOI) 8,76%.
Kết quả kiểm tra cho thấy hàm lượng silicat trong giáng ba hồng nê không cao, sự kết hợp giữa độ dày và độ mịn của các hạt thạch anh là hợp lý, độ dẻo tốt. Hàm lượng nhôm oxit cao hơn nên nhiệt độ nung tương ứng cao hơn. Nhiệt độ nung của giáng ba hồng nê cao hơn hồng nê nói chung và có thể nung từ 1150°C đến 1200°C. Nhiệt độ nung thường được kiểm soát ở mức từ 1150p°C đến 1180°C.Thay đổi màu sắc sau khi nung theo nhiệt độ:
– Nhiệt độ 1150 ℃, màu vàng cam, tinh tế và mềm mại, âm thanh đục (Hình 5-58, bên trái)
– Nhiệt độ 1160 ℃, màu đỏ đậm nhưng hơi xỉn (Hình 5-58)
– Nhiệt độ 1180 ℃, màu nâu tím (hình 5-58 bên phải), gần thiêu kết, âm thanh sắc nét hơn.
Nếu nhiệt độ quá cao, màu sắc không đẹp, dễ xuất hiện các lỗ xám. Nguyên nhân là do hàm lượng canxi oxit trong giáng ba hồng nê cao hơn so với hầu hết các loại khoáng tử sa ở núi Hoàng Long, điều này có mối quan hệ lớn hơn với địa chất đá vôi và sự xâm nhập của canxi cacbonat ở núi Thanh Long, do đó càng gần núi Thanh Long, hàm lượng canxi cachonat càng cao nên ấm nung dễ bị nổi bọt tro và lỗ tro. Do giáng ba hồng nê là quặng cộng sinh của nhiều loại khoáng đất sét có màu sắc khác nhau, có chứa một lượng đất sét nhất định, hàm lượng sắt trioxit trong nguyên liệu khoáng không đủ cao so với hồng nê nói chung.
Giáng ba hồng nê dùng để chế tác đồ gốm sau khi nung màu sắc nhìn chung là vàng cam, đỏ vàng, các hạt bùn khoáng phân bố đều trên bề mặt da ấm có màu vàng, đỏ ngả vàng, ẩn hiện như những ngôi sao trên bầu trời đêm huyền bí (Hình 5-59). Ngoài ra, do hàm lượng kali oxit, natri oxit hợp lý làm cho bề mặt ấm mới có màu mờ đục, sau một thời gian ngắn pha trà và dưỡng ấm sẽ cho bề mặt ấm bóng sáng, ẩm dầu và lấp lánh như ngọc.
SG 27/08/2021
Lão Tà – An Nhiên Tịnh Quán
(dịch từ “Dương Tiện minh sa thổ” – Lưu Ngọc Lâm)