Tìm hiểu về hồng nê (Phần 11): Tử hồng nê
Loạt bài “TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ” gồm 12 phần sau:
- Phần 1: TỔNG QUAN VỀ HỒNG NÊ
- Phần 2: CHU NÊ
- Phần 3: CHU NÊ ĐẠI HỒNG BÀO
- Phần 4: CHU SA
- Phần 5: HỒNG NÊ TRIỆU TRANG
- Phần 6: BỔN SƠN HỒNG NÊ
- Phần 7: GIÁNG BA HỒNG NÊ
- Phần 8: HỒNG NÊ PHỤC ĐÔNG
- Phần 9: QUÝ PHI CHU NÊ
- Phần 10: BẠCH NGHIỄN HỒNG NÊ
- Phần 11: TỬ HỒNG NÊ
- Phần 12: THẠCH HOÀNG _ THẠCH HỒNG
TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 11): TỬ HỒNG NÊ
TỬ HỒNG NÊ là nguyên liệu thô chất lượng cao, không thích hợp để làm những tác phẩm riêng mà thường được sử dụng như một nguyên liệu thô phụ trợ để tăng độ bóng và cải thiện kết cấu cát của ấm tử sa.
“Tử hồng nê” là một loại đất sét tử sa đặc thù, bề ngoài có màu tím xám (khôi tử sắc) hoặc đỏ tía (như hình 5-71), khá giống với một số loại tử sa tử nê. (Chú thích của người dịch: tác giả dùng chữ “tử sa tử nê” ở đây để làm rõ là giống với “khoáng tử sa nhóm tử nê” chứ không phải là giống với “đất sét thường có màu tím).
Quặng thô “tử hồng nê” được khai thác ở các mỏ nằm ở sườn bắc của ngọn núi phía đông Đại Triều Sơn ở làng Phục Đông, thị trấn Đinh Thục và các mỏ ở Hoa Viên Sơn gần đó. Hiện vẫn còn có thể nhìn thấy được bề mặt cắt của lớp khoáng tầng ở các mỏ đang được khai thác.
Thân lớp quặng “tử hồng nê” được tạo ra ở phần dưới của cát kết thạch anh bề mặt núi (Hình 5-70), tầng quặng không dày, có chiều dày khoảng 80 ~ 90 cm, phân bố thành từng lớp dạng bột kết cứng như đá và không tan trong nước, sau khi được phơi nắng cho phong hoá nó ở dạng vảy và chuyển sang màu đỏ sau khi nung.
Thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm là: silic đioxit (SiO2) 66,37%, nhôm oxit (Al2O3) 18,68% và oxit sắt (Fe2O3) 4% đến 7%. Nhìn chung trong thành phần của “tử hồng nê” giàu thạch anh, tương đối ít alumin, độ cát cao, thiếu độ nhớt và độ kết dính.
SG, 04/09/2021
Lão Tà – An Nhiên Tịnh Quán
(dịch từ “Dương Tiện minh sa thổ” – Lưu Ngọc Lâm)