Tìm hiểu về hồng nê (Phần 10): Bạch nghiễn hồng nê

Tìm hiểu về hồng nê (Phần 10): Bạch nghiễn hồng nê

Loạt bài “TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ” gồm 12 phần sau:

TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 10): BẠCH NGHIỄN HỒNG NÊ

Quặng thô bạch nghiễn hồng nê

Quặng thô bạch nghiễn hồng nê

“BẠCH NGHIỄN HỒNG NÊ” là một thành phần nguyên liệu được sử dụng có thể dùng để thêm vào khi điều chế hồng nê, giúp tăng khả năng tạo hình, tăng cường kết cấu và cải thiện màu sắc khi nung.

Khoáng thô “Bạch Nghiễn hồng nê” đầu tiên được khai thác và sử dụng tại khu vực khai thác Bạch Nghiễn ở phía tây huyện Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang vì vậy nó được đặt tên là “Bạch Nghiễn hồng nê”. Ở Thái Hoa và các khu vực khai thác khác tiếp giáp với phía tây nam của Nghi Hưng cũng có trữ lượng “Bạch Nghiễn hồng nê”.”Bạch Nghiễn hồng nê” là một trong những khoáng hồng nê khá đặc biệt so với các loại hồng nê khác ở khu vực xung quanh Nghi Hưng.

Nhìn chung, Bạch Nghiễn hồng nê được tạo ra dưới lớp sa thạch thạch anh, loại hồng nê này được phân bố dưới lớp đá màu hồng (thạch hồng sắc), gần với lớp đất bề mặt. Bề ngoài có màu xanh ngả vàng, xanh vàng đậm (như hình 5-68), bề mặt bóng mịn, kết cấu rời rạc và giòn, dễ vỡ, dễ bị phân rã khi tiếp xúc với nước. Cấu trúc quặng thô dạng cát, các hạt giống như hạt cải dầu sau khi phân rã, không giống như hồng nê có dạng vảy thông thường. Đất sét sau khi luyện tinh khiết và ít tạp chất hơn, đất sét nguyên bản không phối trộn được nung thành gốm cho kết cấu bề mặt rõ ràng và sắc nét hơn. Z

Hình 5-69: Màu sắc của Bạch Nghiễn hồng nê sau nung

Hình 5-69: Màu sắc của Bạch Nghiễn hồng nê sau nung

Tuy nhiên, độ dẻo và độ liên kết kém, thiếu sức căng, gốm sau khi thành hình khô màu, thiếu ẩm, dễ nứt vỡ. Nhiệt độ nung thích hợp là 1170 ℃ và tỷ lệ co khi sấy và nung nhỏ hơn so với hồng nê thông thường.

SG, 04/09/2021
Lão Tà – An Nhiên Tịnh Quán
(dịch từ “Dương Tiện minh sa thổ” – Lưu Ngọc Lâm)

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (0 )
error: Content is protected !!