Tìm hiểu về đất tử sa (Phần 2): Phân loại đất tử sa
ĐẤT TỬ SA có lịch sử phát triển và sử dụng lâu đời hơn rất nhiều so với lịch sử của ấm tử sa. Theo kết quả khai quật khảo cổ học, men ngọc trong các lăng mộ của Lục triều và men ngọc ở lò rồng cổ thời Đường đều được làm bằng đất tử sa, mặc dù thời đó chỉ sử dụng đất sét phổ thông nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của tử sa ở các thế hệ sau và sự ra đời của ấm tử sa vào thời nhà Minh.
Việc chế tác đồ gốm không phải là phát minh nhảy vọt mà người xưa đã từng bước phát hiện, phát triển và sử dụng đất tử sa vào tập quán sản xuất lâu đời của mình. Nơi phát triển và khai thác đất tử sa sớm nhất là núi Hoàng Long và các khu vực lân cận ở thị trấn Đinh Thục. Do hạn chế về năng suất chế tác nên việc khai thác đất tử sa thời kỳ đầu chỉ được thực hiện thủ công, quy mô khai thác nhỏ, khối lượng khai thác không lớn, chủng loại hạn chế. Khu vực khai thác được giới hạn trong Hoàng Long Sơn và các khu vực lân cận, vì vậy có quan điểm cho rằng Hoàng Long Sơn và các khu vực lân cận mới có trữ lượng tử sa và tử sa được tạo ra ở Hoàng Long Sơn và các khu vực lân cận mới là “tử sa thật”.
Cùng với sự gia tăng năng suất trong thời hiện đại, việc sử dụng phương tiện cơ giới hoá hiện đại đã dẫn đến việc phát triển và tận dụng tài nguyên đất sét làm gốm trên quy mô lớn, không chỉ phạm vi khai thác rộng mà khối lượng khai thác còn vô cùng lớn ở trong khu vực Hoàng Long Sơn cũng như những vùng khác ngoài Hoàng Long Sơn, dẫn đến nhiều loại đất gốm tử sa tốt hơn nữa được tìm thấy, góp phần làm phong phú thêm chủng loại các loại đất tử sa, do đó chủng loại khoáng tử sa hiện tại đa dạng hơn rất nhiều so với thời trước đây.
Mặc dù thời Minh, Thanh không thiếu những tác phẩm đất tử sa tinh xảo, nhưng về tổng quan những tác phẩm này thường thô ráp, cộng với hạn chế của phương tiện kỹ thuật khiến tác phẩm thô sơ, vụng về, lẫn nhiều tạp chất, thường có hỏa diễm v.v. không chỉn chu, nhẹ nhàng và sắc nét như những tác phẩm hiện đại.
Tên gọi đất tử sa đầu tiên do những người thợ khai khoáng đặt tên, vì hầu hết họ đều không biết chữ cho nên hoặc đặt tên theo màu sắc tự nhiên của khoáng khai thác như lục nê, tử nê, bạch nê, ô nê, hoàng nê v.v …; Hoặc gọi tên theo các sự vật tự nhiên, đồ dùng hàng ngày ví dụ như: thiên thanh nê (màu xanh da trời), hải đường hồng (màu hồng hoa hải đường), đạm mặc sắc (màu mực nhạt), trư can sắc (màu gan lợn), thuỷ bích (màu nước xanh ngọc), lựu bì (da lê), quỳ hoàng (vàng hướng dương), thiết sắc (màu kim loại), lật sắc (màu hạt dẻ), định diêu bạch (màu trắng giống gốm bạch định), lãnh kim hoàng (màu vàng kim loại)…; Hoặc gọi tên theo nơi khai thác như: Bổn Sơn nê, Đông Sơn nê, Triệu Trang nê…
Tên gọi của đất tử sa Nghi Hưng hiện tại rất mơ hồ và lộn xộn. Một số được đặt tên theo màu sắc của quặng thô như tử nê, lục nê…; Một số lại đặt tên dựa trên kết hợp của nơi khai thác và màu sắc của quặng thô như lục nê Bắc Sơn, hồng nê Triệu Trang…; Một số khác lại được đặt tên theo màu sắc của sản phẩm như hoàng kim đoạn nê, đại hồng bào, tử gia đẳng ( giống màu cà tím)…; Lại có những nghệ nhân đặt tên theo trải nghiệm của bản thân; có thể nói là vô cùng đa dạng và rắc rối.
Đất tử sa là một loại đất sét làm gốm với những tính chất độc đáo, đặc trưng do đó có thể phân loại theo đặc tính của nó. Do đó, cách phân loại khoa học hơn hiện nay là chia quặng thô đất tử sa (được gọi là quặng nguyên bản) thành ba loại: TỬ NÊ, HỒNG NÊ và ĐOẠN NÊ (lục nê) theo đặc tính, kết cấu và màu sắc:
TỬ NÊ nằm ở lớp xen giữa và trên của khoáng tầng giáp nê, được gọi là “nham trung nham” (đá trong đá) và “nê trung nê” (đất sét trong đất sét). Quặng nguyên bản thô có màu tím (tử sắc), màu nâu đỏ (thích cát sắc, tím nâu (tử cát sắc), nâu sẫm (ám cát sắc) và các màu hỗn hợp (tạp sắc) khác; sau khi nung có màu hạt dẻ (lật sắc), nâu (cát sắc), tím chu sa (chu sa tử), gan lợn (trư can sắc)…
HỒNG NÊ nằm trong lớp xen giữa cát kết thạch anh ở phần trên của trầm tích. Quặng nguyên bản thô có màu vàng (hoàng sắc) hoặc vàng xanh (hoàng lục sắc), sau khi nung có màu đỏ (đại hồng sắc), đỏ thẫm (xích hồng sắc), đỏ đậm (chu hồng sắc), đỏ nhạt (đạm hồng sắc) do đó được gọi là “hồng nê”. (Chú thích của người dịch: Do có sự khác biệt ngôn ngữ về gọi màu sắc, chữ “红” khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “màu đỏ” những do chúng ta đã gọi là “hồng nê” do đó bài dịch sẽ giữ nguyên chữ “hồng” khi dịch những mô tả màu sắc của ấm tử sa).
ĐOẠN NÊ (LỤC NÊ) thường nằm dưới đỉnh và phần trên của quặng tầng giáp nê. Quặng nguyên bản thô có màu xanh lục nhạt (đạm lục sắc), xanh xám (khôi lục sắc), trắng xám (khôi bạch sắc) … sau khi nung sẽ có màu vàng với các sắc thái khác nhau.
Mỗi loại đất tử sa lại có những đặc điểm và ưu điểm riêng, đã được Lão Tà dịch toàn bộ trong những bài viết trước về phân loại khoáng, quý trà hữu có thể tìm hiểu kĩ hơn từ các bài dịch này. Đất sét tử sa (sa nê) thành phẩm ( đất sét sống) dùng để làm ấm tử sa, sau khi nung được gọi là thục nê (đất sét nung chín), để phân biệt đất tử sa sống, nó được chia thành:
“THUẦN KHOÁNG NÊ” – đất sét tử sa thành phẩm sống có thành phần nguyên bản và “BÍNH CHẾ NÊ” – đất sét tử sa sống có thành phần phối trộn nhân tạo.
Ngoài ra còn có “Nhất tính thuần khoáng nê” (đất sét tử sa thành phẩm sống có thành phần nguyên bản đơn) và “Phức hợp tính thuần khoáng nê” (đất sét tử sa thành phẩm sống có thành phần nguyên bản hỗn hợp).
Đặc trưng của “nhất tính thuần khoáng nê” là quặng đất sét đơn chất lượng cao, nguồn gốc tự nhiên, không thêm bất kỳ vật liệu quặng tử sa và vật liệu tạo màu nào khác, trực tiếp luyện thành đất sét tử sa, đó chính là giới hạn cao nhất được gọi là “CHÍNH TÔNG TỬ SA NÊ” (đất sét tử sa chính tông). Lý do “nhất tính thuần khoáng nê” được đánh giá cao là do nó có đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của tử sa.
Mặc dù đất tử sa có thể chế tác thành các tác phẩm có kích thước khác nhau khi được tinh chế từ một loại khoáng tử sa đơn lẻ nhưng một số loại khoáng đất sét tử sa nguyên bản có kết cấu hạt thô, độ nhớt kém và độ dẻo thấp do đó cần bổ sung một cách thích hợp loại đất sét có độ nhớt tốt để cải thiện độ dẻo của nó. Một số loại khoáng đất sét tử sa tinh khiết có kết cấu hạt mịn, nghĩa là, tức là độ “cát” ít hơn (cốt yếu), thiếu kết cấu cát nên nhiệt độ nung thấp. Cần phải thêm một lượng thô thích hợp khoáng chất hạt để tăng cường kết cấu “cát” và cải thiện độ chịu nhiệt. Vì vậy, cũng có thể xem những loại đất sét tử sa này cũng là “chính tông tử sa nê”. Trong quá trình tinh luyện, một số khoáng chất khác cần được thêm vào một cách thích hợp để cải thiện hiệu suất nung và tác dụng của đất sét tử sa. Đó là điều bình thường và cần thiết.
“Phức hợp tính thuần khoáng nê” là loại đất sét được tạo ra bằng cách phối trộn hai hoặc nhiều loại đất tử sa. Tại sao đất sét tử sa phải được tinh chế và phối trộn? Ở phần trên đã phân tích rõ. Sự kết hợp của các loại khoáng tử sa với nhau, giống như chất kết dính (thuỷ nê) và cát, nếu tỷ lệ không hợp lý sẽ dẫn đến khả năng tạo hình và hiệu quả thẩm mỹ khi nung không đẹp mắt. Vì phức hợp đất sét tử sa phối được kết hợp từ các loại khoáng đất sét bùn khoáng có nguồn gốc tự nhiên nguyên chất. Nó có thể làm cho các loại đất sét tử sa có tính chất khác nhau phát huy ưu điểm riêng của nó, vì vậy đất sét tử sa kết hợp không phải là loại đất sét tử sa chất lượng thấp, mà còn có thể xem là “chính tông tử sa nê”.
Hiện nay, phần lớn đất thành phẩm được dùng để làm ấm tử sa là đất tử sa phối. Thực tiễn đã chứng minh rằng, ngoại trừ một số ít loại đất sét tử sa nguyên bản, hiệu quả tổng thể của đất sét tử sa phối tốt hơn so với đất sét tử sa đơn. Việc phối trộn khoáng đất sét tử sa không phải là ứng dụng dụng mới sau này, sau khi ấm tử sa ra đời, đất sét tử sa phối đã được sử dụng rộng rãi trong chế tác ấm tử sa. Trong “Dương Tiện minh hồ hệ” có ghi: “Nộn nê, khai thác ở núi Triệu Trang, và tất cả những loại đất màu, có thể dùng làm chất kết dính trong xây dựng, hoặc phối trộn để làm ấm trà bằng gốm” hoặc “Lão nê, khai thác ở Đoàn Sơn, đồ gốm bạch sa điểm sao, giống như ngọc trai, với màu thiên thanh và hoàng thạch tạo thành màu tối sẫm”.
BÍNH CHẾ NÊ là loại đất sét tử sa phối từ “nhất tính thuần khoáng nê” hoặc “phức hợp tính thuần khoáng nê” với đất sét nguồn gốc tự nhiên có màu hoặc oxit kim loại tạo màu. (“Phức hợp tính thuần khoáng nê” cũng có thể xem là một loại bính chế nê).
Người dân ở phía nam sông Dương Tử thường xay gạo nếp thành bột trong các lễ hội hoặc đám cưới và nhào thành bánh bao gạo xanh, đỏ bằng cách thêm màu đỏ, xanh và các chất màu thực vật khác. Nguyên tắc điều chế đất sét tử sa cũng vậy, chủ yếu là tạo màu hoặc tăng màu. Ban đầu là sử dụng các vật liệu khoáng tự nhiên hoặc các sắc tố thực vật tự nhiên, chẳng hạn như thạch hoàng, đất sét mangan, v.v. sau đó là sử dụng các ôxít kim loại hiện đại để đạt được hiệu ứng mong muốn.
Đất sét tử sa được bổ sung hàm lượng oxit kim loại thích hợp có thể tạo thành một số loại đất tử sa đặc biệt như tử gia nê, hắc bính tử nê…. Tuy nhiên do tác dụng tạo màu của các oxit kim loại, chất lượng của đất tử sa ban đầu khó thể đánh giá. Vì vậy mà hiện tượng đất tử sa chất lượng thấp hoặc đất tử sa giả vẫn tồn tại, trà trộn với tử sa thật và làm ảnh hưởng đến danh tiếng của Tử sa Nghi Hưng
SG, 11/09/2021
Lão Tà – An Nhiên Tịnh Quán
(dịch từ “Dương Tiện minh sa thổ” – Lưu Ngọc Lâm)