QUÁ TRÌNH LUYỆN KHOÁNG TỬ SA
BƯỚC 1: PHONG HOÁ
Những mảnh quặng Tử sa lớn sau khi được khai thác được để nguyên lộ thiên một thời gian, tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài. Những khối khoáng lớn này tự vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn. Phong hóa là bước đầu tiên trong quá trình chế biến quặng và được cho là làm tăng độ dẻo và kết dính của đất sét khoáng sau này
1) Phơi nắng
Những mảnh quặng được trải ra dưới ánh nắng mặt trời. Quặng được kiểm tra và các mảnh khoáng tạp (chứa các nguyên tố khác ngoài khoáng nguyên chất) được loại bỏ.
2) Phun nước
Sau khi phơi dưới nắng một thời gian, các mảnh quặng được phun nước. Điều này làm cho quặng lại vỡ và bở ra thành những mảnh nhỏ hơn.
3) Ủ khoáng
Quặng ướt được chất thành đống và phủ một tấm bạt lên trên. Nước ngấm vào quặng và tấm bạt ngăn không cho nó bốc hơi ra ngoài. Mặt trời trên tấm bạt làm nóng đống quặng khoáng trong môi trường có độ ẩm cao.
4) Làm khô ngoài trời
Tấm bạt được gỡ bỏ. Quặng được trải ra bằng cào và để khô ngoài trời. Sau khi quặng đã khô, nó được thu gom và đưa vào bên trong nhà.
BƯỚC 2: XAY VÀ SÀNG
1) Làm sạch các dụng cụ
Tất cả các dụng cụ được làm sạch kỹ lưỡng để tránh nhiễm bẩn từ các nguyên tố khác hoặc lẫn đất sét.
2) Xay quặng
Một phễu được đặt trên đầu máy nghiền đất khoáng. Một số thanh tre được cắm Xung quanh phễu để cố định nó. Quặng phong hóa sau đó được đổ vào phễu, nơi nó được rút xuống máy nghiền và nghiền thành bột.
3) Sàng quặng
Đất sét được sàng để có kích thước hạt mong muốn. Các mảnh lớn hơn được loại bỏ khỏi đầu sàng để được xay lại.
4) Loại bỏ sắt
Bất kỳ loại hạt nào lớn hơn 80 mu đều cần được loại bỏ , người ta gọi là “khử sắt”. Nếu điều này không được thực hiện, sẽ có nguy cơ xuất hiện những đốm sắt lớn khó coi trong đất sét thành phẩm. Một nam châm được di chuyển trên đống bột khoáng đã xay này để hút mạt sắt. Các miếng to hơn được loại bỏ bằng tay. Và một lượng nhỏ hạt sắt mịn vẫn còn trong đất sét và có thể nhìn thấy khi kiểm tra rất kỹ trong đất sét của ấm sau khu nung, điều này là bình thường và là chủ ý của người làm đất.
BƯỚC 3: TRỘN ĐẤT
Có hai lý do để trộn đất sét. Đầu tiên là đảm bảo các hạt lớn được trộn đều với các hạt nhỏ hơn. Thứ hai là đảm bảo nước được trộn đều vào đất sét. Bằng cách trộn bằng tay, thợ làm đất có thể biết khi nào đất sét đã đạt độ nhuyễn dẻo cũng như độ kết dính hợp lý.
Sau khi trộn, đất sét được cho vào bao tải và bảo quản trong khoảng 10 ngày.
BƯỚC 4: NIỀM PHONG VÀ CẤT TRỮ
Sau khi đất sét được trộn và để yên trong 10 ngày, đất sét được lấy và tạo hình thành các phiến nhỏ. Các phiến đất này được đặt vào túi nhựa và hút chân không. Các phiến đất được niêm phong và được cất giữ trong phòng kho, tầng hầm hay trong chum vại để bảo quản. Sau khi lão hóa trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, đất sét được lấy ra và sẵn sàng để chế tác thành các ấm trà để nung.
(Sưu tầm)