PHÂN LOẠI TRÀ PHỔ NHĨ (1): THEO HÌNH DẠNG
Bên cạnh việc dựa vào thời gian lưu trữ để phân loại như truyền thống, trà Phổ Nhĩ có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau như: Theo hình dạng, quá trình oxi hoá, hương vị, vùng, canh tác, phẩm cấp và mùa vụ.Phổ Nhĩ được nén thành nhiều hình dạng khác nhau. Ngoài cách hình dạng thường thấy như dạng bánh, trà phổ nhĩ còn được nén thành những hình dạng khác ít được nhìn thấy hơn như: hình mái chùa (các hình tròn đồng tâm với kích thước khác nhau, được xếp chồng lên nhau), hình trụ, hình bánh tròn, hình đồng xu hoặc các khối trà nhỏ (kích thước khoảng từ 2–5 cm).
- Phần 1: Tên gọi và lịch sử của trà phổ nhĩ
- Phần 2: Quy trình sản xuất trà phổ nhĩ
- Phần 3: So sánh phổ nhĩ chín và phổ nhĩ sống
- Phần 4: Phân loại trà phổ nhĩ (1): Theo hình dạng
- Phần 5: Phân loại trà phổ nhĩ (2): Theo quá trình oxy hoá & hương vị
- Phần 6: Phân loại trà phổ nhĩ (3): Theo vùng nguyên liệu
Bên cạnh việc dựa vào thời gian lưu trữ để phân loại như truyền thống, trà Phổ Nhĩ có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau như: Theo hình dạng, quá trình oxi hoá, hương vị, vùng, canh tác, phẩm cấp và mùa vụ.
PHÂN LOẠI THEO HÌNH DẠNG:
Phổ Nhĩ được nén thành nhiều hình dạng khác nhau. Ngoài cách hình dạng thường thấy như dạng bánh, trà phổ nhĩ còn được nén thành những hình dạng khác ít được nhìn thấy hơn như: hình mái chùa (các hình tròn đồng tâm với kích thước khác nhau, được xếp chồng lên nhau), hình trụ, hình bánh tròn, hình đồng xu hoặc các khối trà nhỏ (kích thước khoảng từ 2–5 cm).
Phổ Nhĩ cũng có thể được nén vào ống tre (trà lam), hoặc nén vào bên trong các loại trái cây họ cam quýt đã bỏ hết ruột (phổ nhĩ quýt) hoặc được bán dưới dạng trà rời “toái ngân tử” (Suiyinzi 碎银子) hay còn gọi là trà hóa thạch (茶化石) hoặc “Lão đầu trà” (Laotoucha 老头茶).
1. Bính trà (餅茶 Bǐngchá):
Hình bánh tròn dẹt, giống như cái đĩa hoặc quả trám với kích thước từ 100g đến 5kg, thường là 375g, 400g và 500g. Tùy vào khuôn hoặc phương pháp mà cạnh bánh tròn hoặc vuông. Bánh trà cũng thường được gọi là Thất tử bính trà (七子 餅 茶), vì thường là 7 bánh sẽ được gói thành 1 khối.
2. Đà trà (沱茶 Tuóchá):
Trọng lượng đóng gói từ 3g đến 3kg, phổ biến là 100g, 250g và 500g. Gọi là “đà” là do hình dáng khối trà có dạng tròn giống một nhánh sông ôm lấy gò đất nổi, tượng trưng cho sự sung túc. Bên cạnh đó, nó mang tên một con sông, là nhánh của sông Trường giang, con đường vận chuyển thời kỳ trước. Vào thời kỳ trước, “đà trà” có thể được đục lỗ ở giữa để được buộc lại với nhau trên một sợi dây giúp vận chuyển dễ dàng.
3. Chuyên trà (磚茶 Zhuānchá):
“Chuyên” có nghĩa là viên gạch, “chuyên trà” là một khối trà hình chữ nhật dày, thường có các kích cỡ 100g, 250g, 500g và 1000g; Hình viên gạch (chuyên) là hình dạng truyền thống được sử dụng để dễ dàng vận chuyển dọc theo tuyến đường trà cổ bằng xe ngựa.
4. Phương trà (Fāngchá):
Khối trà vuông dày, thường có kích thước là 100g hoặc 200g với các kí tự trên mặt bánh trà.
5. Khẩn trà (紧茶 Jǐnchá):
Trà được vặn xoắn (khẩn) tạo hình giống cây nấm, khối lượng thường 250g đến 300g, được sản xuất để tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Tây Tạng.
6. Long châu (Lóngzhū):
Trà được nén hình khối tròn như hạt châu, thường là đủ cho một lần pha trà, trọng lượng chủ yếu là 5g đến 10g. Kiểu dáng này phổ biến là hắc trà ở Vân Nam và lục trà.
7. Kim qua (Jīnguā):
Hình dáng tương tự như Đà trà nhưng khích thước lớn và dày hơn, có vân gân dọc thân như quả bí ngô, hình dạng này thường được dùng khi chế biến loại cống trà (貢 茶), loại trà được chọn từ những lá trà tốt nhất ở núi Nghĩa Ô, được làm riêng cho các hoàng đế trong triều đại nhà Thanh. Những khối “kim qua trà” có kích thước và khối lượng lớn hơn thường được gọi là Nhân Đầu Trà (人 頭 茶 – trà có hình dáng giống đầu người).
TTDD, 25/07/2022
Ẩn Hạc dịch và tổng hợp.