PHÂN LOẠI TRÀ PHỔ NHĨ (3): THEO VÙNG NGUYÊN LIỆU
Phổ Nhĩ Vân Nam được làm từ những cây trà ở sáu ngọn núi nổi tiếng gọi là lục đại trà sơn, một hệ thống núi ở Tây Song Bản Nạp (Vân Nam) nổi tiếng về môi trường khí hậu thổ nhưỡng, ngoài việc tạo điều kiện tốt nhất cho cây trà phát triển mà còn tạo nên hương vị độc đáo của Phổ nhĩ. Trong điển tịch có nhiều sự lí giải khác nhau cho nhóm Lục Đại Trà Sơn, nhưng trong điển tịch chính thống dưới triều Thanh để lại, sáu ngọn núi này được cho là sáu nơi Gia Cát Khổng Minh lưu lại sáu kỷ vật, được sử dụng kí tự Trung quốc dưới ngôn ngữ bản địa. Những ngọn núi này nằm ở hướng đông bắc thượng lưu sông Mê Kông.
- Phần 1: Tên gọi và lịch sử của trà phổ nhĩ
- Phần 2: Quy trình sản xuất trà phổ nhĩ
- Phần 3: So sánh phổ nhĩ chín và phổ nhĩ sống
- Phần 4: Phân loại trà phổ nhĩ (1): Theo hình dạng
- Phần 5: Phân loại trà phổ nhĩ (2): Theo quá trình oxy hoá & hương vị
- Phần 6: Phân loại trà phổ nhĩ (3): Theo vùng nguyên liệu
- Phần 7: Phân loại trà phổ nhĩ (4): Theo phương pháp canh tác
PHÂN LOẠI TRÀ PHỔ NHĨ: THEO VÙNG NGUYÊN LIỆU
Vân Nam:
Vân Nam được xem là thủ phủ của Phổ Nhĩ. Cũng giống như ấm tử sa Nghi Hưng, Phổ nhĩ Vân Nam được xem như là tiêu chuẩn đánh giá cho Phổ Nhĩ được sản xuất ở các vùng miền khác.
Lục Đại Trà Sơn
Phổ Nhĩ Vân Nam được làm từ những cây trà ở sáu ngọn núi nổi tiếng gọi là lục đại trà sơn, một hệ thống núi ở Tây Song Bản Nạp (Vân Nam) nổi tiếng về môi trường khí hậu thổ nhưỡng, ngoài việc tạo điều kiện tốt nhất cho cây trà phát triển mà còn tạo nên hương vị độc đáo của Phổ nhĩ. Trong điển tịch có nhiều sự lí giải khác nhau cho nhóm Lục Đại Trà Sơn, nhưng trong điển tịch chính thống dưới triều Thanh để lại, sáu ngọn núi này được cho là sáu nơi Gia Cát Khổng Minh lưu lại sáu kỷ vật, được sử dụng kí tự Trung quốc dưới ngôn ngữ bản địa. Những ngọn núi này nằm ở hướng đông bắc thượng lưu sông Mê Kông.
Tên các ngọn núi đó là:
Phía Tây Nam thượng lưu Mekong còn có chín ngọn núi có phẩm trà chất lượng khác, nằm khá xa con sông là:
Các khu vực khác của Vân Nam:
Nhiều nơi khác ở Vân Nam cũng có các xưởng trà Phổ nhĩ. Các xưởng trà Phổ lớn chủ yếu ở các cùng như Lâm Thương, Đức Hoàng, Tư Mao Khu, Tây Song Bản Nạp, Vân Sơn Châu. Ngoài ra còn có các nơi khác ở Vân Nam như:
Đây là một trong những yếu tố phẩm định chất lượng trà Phổ Nhĩ Vân Nam hàng đầu. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng với bất kỳ địa phương nào khác ở Vân Nam, phẩm trà đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nếu đáp ứng kèm điều kiện cây trà được nuôi dưỡng tự nhiên hoặc mọc hoang dã và chế biến thủ công.
Các tỉnh khác:
Ngoài Vân Nam nổi tiếng với Phổ Nhĩ, các vùng khác của Trung quốc cũng sản xuất trà như Hồ Nam và Quảng Đông. Ví dụ như bánh trà Quảng Vân Cung, mặc dù ban đầu đều được làm từ mao trà ở Vân Nam, nhưng sau thập niên 60, mao trà được trộn lẫn giữa Vân Nam và Quảng Đông sẽ được sử dụng để làm Phổ Nhĩ.
Cuối năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã thông qua tiêu chuẩn đánh giá, tuyên bố trà Phổ Nhĩ là “sản phẩm có gắn dẫn địa lý”, điều này sẽ là rào cản đặt tên trà Phổ Nhĩ đối với các xưởng trà ngoài các cùng cụ thể ở Vân Nam (được xác định năm 1962 nêu ở trên). Tiêu chuẩn này đã dấy lên sự phản đối trong các xưởng trà ngoài danh mục địa lý, đặc biệt là các xưởng trà ở Quảng Đông, và trà lên men theo phong cách phổ nhĩ chỉ được gọi là trà đen (có lẽ đây là một phần lí do tại sao hầu hết các nước phương tây nhầm lẫn giữa tên gọi là trà đen và hắc trà ở trên).
Các khu vực khác:
Ngoài lãnh thổ Trung Quốc, các vùng biên giới tiếp giáp với Vân Nam như Việt Nam, Lào và Myanmar cũng được biết đến là nơi sản xuất trà Phổ Nhĩ, mặc dù còn rất ít sản phẩn phổ nhĩ từ những nơi này được biết đến ở thị trường Trung Quốc hoặc quốc tế.
TTDD, 27/07/2022
Ẩn Hạc
(dịch và tổng hợp)