
PHÂN LOẠI TRÀ PHỔ NHĨ (2): THEO QUÁ TRÌNH OXY HOÁ & HƯƠNG VỊ
Tuỳ vào nơi bảo quản (như Vân Nam, Quảng Châu hoặc Hồng Kông) với các điều kiện đặc trưng (ẩm hoặc khô) sẽ tạo ra hương vị khác nhau cho Phổ nhĩ. Thêm vào đó, việc ướp thêm hương (hoa hòe, nhân sâm, táo, bạc hà, gừng, sen…. - Ở đây là phân theo hương của các loại cây phát triển cùng với cây trà trong khu vực cây sinh trưởng, tạo nên hương vị đặc trưng của cây cộng sinh). Để mở rộng thêm nhu cầu ở các đối tượng, Phổ nhĩ còn được chia thành nguyên vị, hương hoa, hương cỏ, thảo mộc, trái cây và mật ong.
- Phần 1: Tên gọi và lịch sử của trà phổ nhĩ
- Phần 2: Quy trình sản xuất trà phổ nhĩ
- Phần 3: So sánh phổ nhĩ chín và phổ nhĩ sống
- Phần 4: Phân loại trà phổ nhĩ (1): Theo hình dạng
- Phần 5: Phân loại trà phổ nhĩ (2): Theo quá trình oxy hoá & hương vị
- Phần 6: Phân loại trà phổ nhĩ (3): Theo vùng nguyên liệu
- Phần 7: Phân loại trà phổ nhĩ (4): Theo phương pháp canh tác
QUÁ TRÌNH OXY HOÁ

Mao trà
Trà Phổ Nhĩ thường được phân loại chung ở thị trường trà phương Tây là trà sau lên men, và ở thị trường phương Đông là trà đen, nhưng có sự nhầm lẫn chung do hiểu không đúng thuật ngữ “oxy hóa” và “lên men”. Thông thường, trà đen được gọi là “lên men hoàn toàn”, điều này không chính xác vì quá trình được sử dụng để tạo ra trà đen là quá trình oxy hóa và không liên quan đến hoạt động của vi sinh vật. Trà đen được oxy hóa hoàn toàn, trà xanh không bị oxy hóa và trà Ô long oxy hóa một phần ở các mức độ khác nhau.
Tất cả các loại trà Phổ Nhĩ đều trải qua một số quá trình oxy hóa trong khi phơi nắng và sau đó trở thành:

Ủ đống ướt sản xuất phổ nhĩ “chín” (wòduī – 渥堆)
Phân loại theo quy trình sản xuất, bốn loại Phổ nhĩ nổi tiếng là:

HƯƠNG VỊ
Phổ nhĩ chín thường được mô tả bằng nhiều lớp hương của nó:
- “Đồi vị” duiwei (堆味): hương lên men;
- “Thang vị” – cangwei (仓味): mùi hương của kho trữ;
- “Tinh vị” – xingwei (腥味): mùi hương tanh
- “Mai vị” – meiwei (霉味): Mùi hương của củi mục, nấm men.
Tuỳ vào nơi bảo quản (như Vân Nam, Quảng Châu hoặc Hồng Kông) với các điều kiện đặc trưng (ẩm hoặc khô) sẽ tạo ra hương vị khác nhau cho Phổ nhĩ. Thêm vào đó, việc ướp thêm hương (hoa hòe, nhân sâm, táo, bạc hà, gừng, sen…. – Ở đây là phân theo hương của các loại cây phát triển cùng với cây trà trong khu vực cây sinh trưởng, tạo nên hương vị đặc trưng của cây cộng sinh). Để mở rộng thêm nhu cầu ở các đối tượng, Phổ nhĩ còn được chia thành nguyên vị, hương hoa, hương cỏ, thảo mộc, trái cây và mật ong.
Ngoài ra, còn có một số loại như Phổ nhĩ nếp (Nuomixiang, 糯米 香) được tẩm cùng lá nếp của vùng Tây Song Bản Nạp – Vân Nam – Trung Quốc, với tên khoa học Semnostachya menglaensis H.P.Tsui, mang lại hương vị lúa non), Phổ nhĩ ống tre, Phổ nhĩ quýt, Long chậu, Phổ bánh….
TTDD, 25/07/2022
Ẩn Hạc dịch và tổng hợp.