Những loại đất tử sa phối trộn nhân tạo (Phần 7): Bổn sơn lục phối trộn
Lục nê Hoàng Long Sơn (Bổn sơn lục nê) là một loại khoáng tử sa khá khó tìm và giá nguyên liệu khá cao trên thị trường khoáng tử sa. Để phục vụ người chơi phổ thông hạng thấp, lục nê thường được làm giả bằng cách trộn đất sét trắng với Titan Oxit (TiO2) - Chì Oxit (PbO) để tạo màu vàng nhạt và Antimon Oxit (SbO2) nhằm tạo hiệu ứng da quả lê (Lục nê lê bì)
Loạt bài về NHỮNG LOẠI ĐẤT TỬ SA PHỐI TRỘN NHÂN TẠO
Phần 4: HẮC BÍNH TỬ NÊ
Phần 5: CỔ ĐỒNG NÊ – CỔ THIẾT NÊ
Phần 6: VĂN CÁCH NÊ
Sẽ tiếp tục bổ sung thêm …
——————————
Lời nói đầu:
Cùng với việc phát triển của kĩ thuật khai thác, phối luyện, chế tác và nhu cầu của thị trường ấm tử sa, bên cạnh việc tinh tuyển khoáng tử sa của những nghệ nhân tử sa chân chính để có được những loại đất tử sa tinh khiết hơn, thì việc phối luyện đất tử sa bằng nguyên liệu cả tự nhiên và nhân tạo để tạo ra những chiếc ấm tử sa có màu sắc, kết cấu độc lạ cũng là một xu hướng của nghệ nhân tử sa.
Việc tạo màu sắc cho Tử sa bằng Oxit kim loại với nhưng tên gọi “vang như chuông” là xu hướng chung của thị trường, không thể chống lại hoàn toàn việc đó. Tuy nhiên, lựa chọn là của người sử dụng, dưới góc độ là người uống trà bạn không thể đảm bảo chắc chắn một thứ sử dụng hằng ngày có an toàn cho sức khoẻ của bạn hay không do:
1. Chất lượng của khoáng tử sa ban đầu trước khi được phối màu với Oxit kim loại, chẳng ai ngu dại lại mang khoáng tử sa tốt, chất lượng cao đi phối màu, 99.99% những loại khoáng này là khoáng rìa, khoáng tạp, khoáng không rõ nguồn gốc hoặc không phải khoáng tử sa.
2. Chất lượng của màu Oxit kim loại: không ai đảm bảo những Oxit tạo màu này đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hay chỉ đảm bảo tiêu chuẩn Oxit tạo màu sử dụng trong công nghiệp.
3. Hàm lượng sử dụng Oxit kim loại: không ai đảm bảo lượng Oxit tạo màu này được thêm vào nằm trong khoảng giới hạn cho phép của an toàn thực phẩm.
4. Những thành phần khác không an toàn có thể được thêm vào như Oxit chì để giúp ổn định màu hơn khi nung.
5. Nhiệt độ nung: Không ai đảm bảo nhiệt độ khi nung đủ nhiệt độ thiêu kết để tạo phức hợp kim loại tạo màu không tan. Nhiệt độ nung thấp hơn có thể giúp làm tăng hiệu suất khi nung.
6. Giá trị tương tác với nước trà: Việc thêm bất cứ thứ gì vào khoáng tử sa đều làm thay đổi kết cầu của khoáng tử sa và giảm giá trị của khoáng tử sa với nước trà.
7. Giá trị của ấm tử sa: Những thứ tự nhiên thì ngày càng hiếm và giá trị càng đắt đỏ, những thứ nhân tạo thì ngày càng dễ tìm và giá trị ngày càng giảm. Bạn có muốn gắn bó lâu dài với thứ vô giá trị không? Đó là lựa chọn của bạn.
Để mạng lại cái nhìn rõ ràng hơn về những loại đất tử sa phối trộn nhân tạo này, loạt bài về NHỮNG LOẠI ĐẤT TỬ SA PHỐI TRỘN NHÂN TẠO sẽ mang lại cho người đọc thông tin đầy đủ về tên gọi và thành phần của những loại đất này. Lựa chọn là quyền của người chơi nhưng bạn cần phải biết, bạn đang chọn cái gì!!!
Phần 7:
BỔN SƠN LỤC PHỐI TRỘN
Lục nê Hoàng Long Sơn (Bổn sơn lục nê) là một loại khoáng tử sa khá khó tìm và giá nguyên liệu khá cao trên thị trường khoáng tử sa.
Để phục vụ người chơi phổ thông hạng thấp, lục nê thường được làm giả bằng cách trộn đất sét trắng với Titan Oxit (TiO2) – Chì Oxit (PbO) để tạo màu vàng nhạt và Antimon Oxit (SbO2) nhằm tạo hiệu ứng da quả lê (giống như Lục nê lê bì).
- TiO2 có màu sắc trắng tinh khiết, nên titan oxit được sử dụng để tạo nền có màu trắng tự nhiên.
- Chì oxide có hai dạng thù hình: đỏ (có cấu trúc tinh thể bốn phương) và vàng (có cấu trúc tinh thể trực thoi). Cả hai dạng thù hình này đều tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng chất: dạng đỏ gọi là litharge còn dạng màu vàng gọi là masicot, được dùng để tạo màu vàng và cố định màu khi nung.
- KHCO3/ Ba(HCO3)2 là chất có sẵn trong khoáng tử sa nhưng thường tồn tại với hàm lượng nhỏ cho nên khi nung khoáng tử sa nguyên bản không bao giờ thu được sản phẩm cứng và phản quang như gương. Hiện nay KHCO3/ Ba(HCO3)2 thường được thêm vào khoáng tử sa giả để làm cho sản phẩm đanh, cứng và màu sắc bắt mắt hơn.
Quang phổ và thành phần khi đem phân tích, chúng ta thấy rõ sự hiện diện của Titan – Chì – Sb và Bari (Ti – Pb – Ba):
Lão Tà
An Nhiên Tịnh Quán
(Bài viết và hình ảnh được lấy nguồn từ fb của một bạn Đài Loan chuyên phân tích thành phần trong ấm Tử sa)