Những loại đất tử sa phối trộn nhân tạo (Phần 3): Tử gia nê

Những loại đất tử sa phối trộn nhân tạo (Phần 3): Tử gia nê

TỬ GIA NÊ là loại đất tử sa phối trộn nhân tạo, không thuộc loại khoáng tử sa nguyên bản. Thông thường, tử gia nê được phối chế bằng tử nê chất lượng thấp, một lượng nhỏ bột sắt đỏ và ôxít mangan. Kết cấu và màu sắc của tử gia nê giống với màu sắc của quả cà tím trong đời sống hàng ngày nên được gọi là tử gia nê (TỬ GIA có nghĩa là CÀ TÍM).

Loạt bài về NHỮNG LOẠI ĐẤT TỬ SA PHỐI TRỘN NHÂN TẠO
Phần 4: HẮC BÍNH TỬ NÊ
Phần 5: CỔ ĐỒNG NÊ – CỔ THIẾT NÊ
Phần 6:  VĂN CÁCH NÊ
Sẽ tiếp tục bổ sung thêm …
——————————
Lời nói đầu:
Cùng với việc phát triển của kĩ thuật khai thác, phối luyện, chế tác và nhu cầu của thị trường ấm tử sa, bên cạnh việc tinh tuyển khoáng tử sa của những nghệ nhân tử sa chân chính để có được những loại đất tử sa tinh khiết hơn, thì việc phối luyện đất tử sa bằng nguyên liệu cả tự nhiên và nhân tạo để tạo ra những chiếc ấm tử sa có màu sắc, kết cấu độc lạ cũng là một xu hướng của nghệ nhân tử sa.
Việc tạo màu sắc cho Tử sa bằng Oxit kim loại với nhưng tên gọi “vang như chuông” là xu hướng chung của thị trường, không thể chống lại hoàn toàn việc đó. Tuy nhiên, lựa chọn là của người sử dụng, dưới góc độ là người uống trà bạn không thể đảm bảo chắc chắn một thứ sử dụng hằng ngày có an toàn cho sức khoẻ của bạn hay không do:
1. Chất lượng của khoáng tử sa ban đầu trước khi được phối màu với Oxit kim loại, chẳng ai ngu dại lại mang khoáng tử sa tốt, chất lượng cao đi phối màu, 99.99% những loại khoáng này là khoáng rìa, khoáng tạp, khoáng không rõ nguồn gốc hoặc không phải khoáng tử sa.
2. Chất lượng của màu Oxit kim loại: không ai đảm bảo những Oxit tạo màu này đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hay chỉ đảm bảo tiêu chuẩn Oxit tạo màu sử dụng trong công nghiệp.
3. Hàm lượng sử dụng Oxit kim loại: không ai đảm bảo lượng Oxit tạo màu này được thêm vào nằm trong khoảng giới hạn cho phép của an toàn thực phẩm.
4. Những thành phần khác không an toàn có thể được thêm vào như Oxit chì để giúp ổn định màu hơn khi nung.
5. Nhiệt độ nung: Không ai đảm bảo nhiệt độ khi nung đủ nhiệt độ thiêu kết để tạo phức hợp kim loại tạo màu không tan. Nhiệt độ nung thấp hơn có thể giúp làm tăng hiệu suất khi nung.
6. Giá trị tương tác với nước trà: Việc thêm bất cứ thứ gì vào khoáng tử sa đều làm thay đổi kết cầu của khoáng tử sa và giảm giá trị của khoáng tử sa với nước trà.
7. Giá trị của ấm tử sa: Những thứ tự nhiên thì ngày càng hiếm và giá trị càng đắt đỏ, những thứ nhân tạo thì ngày càng dễ tìm và giá trị ngày càng giảm. Bạn có muốn gắn bó lâu dài với thứ vô giá trị không? Đó là lựa chọn của bạn.
Để mạng lại cái nhìn rõ ràng hơn về những loại đất tử sa phối trộn nhân tạo này, loạt bài về NHỮNG LOẠI ĐẤT TỬ SA PHỐI TRỘN NHÂN TẠO sẽ mang lại cho người đọc thông tin đầy đủ về tên gọi và thành phần của những loại đất này. Lựa chọn là quyền của người chơi nhưng bạn cần phải biết, bạn đang chọn cái gì!!!
—————————–
Thạch biều Tử gia nê

Thạch biều Tử gia nê

Phần 3: ĐẤT TỬ SA TỬ GIA NÊ
TỬ GIA NÊ là loại đất tử sa phối trộn nhân tạo, không thuộc loại khoáng tử sa nguyên bản. Thông thường, tử gia nê được phối chế bằng tử nê chất lượng thấp, một lượng nhỏ bột sắt đỏ và ôxít mangan. Kết cấu và màu sắc của tử gia nê giống với màu sắc của quả cà tím trong đời sống hàng ngày nên được gọi là tử gia nê (TỬ GIA có nghĩa là CÀ TÍM).
Đặc điểm của tử gia nê sau khi được nung thành gốm là có màu tím, hơi đỏ và ngả xanh.  Tuy nhiên, do các yếu tố như vật liệu khoáng ban đầu, thành phần hàm lượng phối trộn, nhiệt độ nung và quá trình nung… dẫn đến hiệu ứng và màu sắc có thể hơi khác nhau.
Màu sắc của đất tử sa "Tử gia nê" ở các nhiệt độ khác nhau

Màu sắc của đất tử sa “Tử gia nê” ở các nhiệt độ khác nhau

Những người chưa có nhiều kinh nghiệm với tử sa có thể bị nhầm lẫn “Tử gia nê” với “Hắc bính tử nê” (một loại đất tử sa phối trộn nhân tạo khác).  Trên thực tế, sự khác biệt giữa hai loại này khá rõ ràng: “Tử gia nê” được phối chế bằng cách cho thêm bột sắt đỏ và ôxít mangan nên sau khi nung sẽ có màu tím đỏ hơi ngả xanh lam; “Hắc bính tử nê” được phối chế bằng cách thêm vào tử nê oxit mangan là nên gốm sau khi nung có màu tím ngả sang màu đen.

Ấm tử sa Tử gia nê

Ấm tử sa Tử gia nê

Vào tháng 5 năm 2010, “phong ba tử sa” đã nổ ra ở Trung Quốc khi các phương tiện truyền thông phát hiện và phanh phui việc làm giả hoặc tạo màu đất tử sa bằng cách trộn oxit màu vào đất. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này; Có ý kiến cho rằng việc thêm oxit màu vào dụng cụ chế biến thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng; Nhưng lại có ý kiến khác cho rằng nếu thêm một lượng thích hợp, trong mức cho phép oxit kim loại màu thích hợp được thêm vào khoáng tử sa sẽ không độc và không gây hại cho cơ thể con người. Vấn đề này vẫn cần được nghiên cứu thêm, và việc lựa chọn sẽ do chính bản thân người sử dụng quyết định.
Ấm tử sa tử gia nê có kết cấu cứng cáp, bề mặt mềm mại, có độ bóng mờ hiện vẫn được chấp nhận và sử dụng bởi một số người uống trà.
Một vài đặc điểm của đất tử sa: Tử gia nê
Xuất xứ: Đinh Thục Trấn, Nghi Hưng, Giang Tô
Nhiệt độ lò nung: khoảng 1150-1200 độ C / tỷ lệ co ngót: khoảng 12%
Thích hợp với: Trà ô long (dòng sấy nhẹ); Thiết quan âm (loại sấy vừa hoặc sấy kĩ); các loại trà Phổ nhĩ chín.
SG, 05/11/2021
Lão Tà – An Nhiên Tịnh Quán
(dịch và tổng hợp thông tin từ các nguồn)

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (0 )
error: Content is protected !!