PHÂN LOẠI KHOÁNG TỬ SA – LỤC NÊ

PHÂN LOẠI KHOÁNG TỬ SA – LỤC NÊ

Lục Nê là một loại khoáng Tử sa được đặt tên theo vẻ bề ngoài của khoáng khi thác, Bổn Sơn là núi Hoàng Long, người ta gọi khoáng Tử sa từ núi Hoàng Long là vật liệu khoáng “Bổn Sơn”. Do đó, Bổn Sơn Lục Nê có nghĩa là nguyên liệu khoáng Lục nê được khai thác ở núi Hoàng Long.

Lục Nê là lớp cát kết, nằm giữa lớp Tử nê, hoặc xen giữa lớp Tử nê với các lớp khoáng khác, được tạo ra dưới dạng khoáng trong khoáng, rất khó khai thác và trữ lượng ít. Lục nê được chia làm tầng đất sát và tầng đất kẹp, cũng được chia làm lục nê nhạt, đậm, thanh, xám. Nếu tầng quặng sát bên dưới lớp Long Cốt thì hàm lượng thạch anh khá nhiều, thành phần kết dính ít, tính thấu khí cực kỳ tốt, nhưng nhiệt độ thiêu kết khá cao, dễ nứt, tỷ lệ thành phẩm thấp. Nếu quặng kẹp giữa lớp tử nê (nê trung nê) thì hàm lượng thạch anh khá ít, thành phần kết dính nhiều, tính thấu khí khá kém nhưng nhiệt độ thiêu kết thấp, không dễ bị nứt, tỷ lệ thành phẩm cao.
Các chất trong lục nê gồm có hydromica, thạch anh, mica trắng, cao lanh, một lượng ít oxit sắt và các chất hữu cơ.
Lục nê có cấu trúc dạng khối đặc, giòn khi tiếp xúc với nước nhưng không tan trong nước, hàm lượng hạt tương đối lớn, có yêu cầu cao đối với nhiệt độ nung, thường từ 1200 đến 1230. Đôi khi, bề mặt của thiết bị nung kết phải lớn hơn 1250. Khoáng sống Lục nê có độ kết dính tương đối lỏng lẻo, khó tạo hình, khi nung có tỷ lệ co ngót và biến dạng lớn, ấm sau khi nung có bề mặt đanh cứng nhưng khả năng giữ ẩm và độ thoáng khí là tuyệt vời.
Sự khác biệt lớn nhất giữa lục nê và hồng nê, tử nê là trong quặng lục nê chứa rất ít sắt, và sắt tồn tại ở trạng thái ion.
Quặng nguyên của Lục nê có màu trắng đục hoặc trắng nhạt đến xanh lục, sau khi nung có màu vàng nhạt, nếu ở nhiệt độ cao sẽ có màu vàng ngả xanh, xanh xám.

error: Content is protected !!