Long nhãn nga hoàng chu nê Hoàng Long Sơn

Long nhãn nga hoàng chu nê Hoàng Long Sơn

Hồng nê, so với Tử nê và Đất sét thường, có trữ lượng lớn nhất, chứa ít thạch anh hơn, do đó nhiệt độ nung tương đối thấp. Trong phạm vi nhiệt độ nung, kết quả của quá trình nung và thành phẩm thu được có màu đỏ khác nhau phụ thuộc vào hàm lượng sắt trong khoáng.

Nga hoàng chu nê chưa nung

Nga hoàng chu nê chưa nung

Hiện tại, những ấm Tử sa Chu nê phổ biến trên thị trường về cơ bản được gọi là chu nê Tiểu môi diêu, chu nê Triệu Trang và chu nê Hoàng Long Sơn. Trên thực tế, rất nhiều Đất sét đỏ (bùn chu nê) được khai thác ở Giang Tây An Cát, An Huy Quảng Đức, và Triết Giang Mai Sơn. Những loại đất sét đỏ (bùn chu nê) này được nhập vào Đinh Thục Trấn, và sau đó được chế tác và bán ra thị trường như những chiếc ấm Tử sa Nghi Hưng Thục trấn. Ngoài Hồng Vệ Tiểu Môi Diêu và Triệu Trang Tiểu Môi Diêu, Chu nê được sản xuất ở Đinh Thục Trấn còn có Xuyên Phụ (gần với núi Triệu Trang). Tiểu môi diêu chính tông hiện không còn nữa, cái gọi là Chu nê Tiểu Môi Diêu ngày nay chỉ còn được khai thác ở những mỏ lân cận, Tiểu môi diêu này chỉ có tính chất tương tự. Khoáng chu nê ở mỏ Triệu Trang đã được bắt đầu khai thác vào cuối thế kỷ trước, và nguồn khoáng này hiện nay hầu như đã cạn kiệt.

Nguồn quặng Nga Hoàng bắt đầu lộ diện. Vì phần phía tây của núi Hoàng Long được coi là đầu núi nên các đường gân mỏ quặng có màu vàng trứng ngỗng và phân bố như con mắt nên có tên là Long nhãn Nga Hoàng Chu Nê.

Nguồn quặng Nga Hoàng bắt đầu lộ diện. Vì phần phía tây của núi Hoàng Long được coi là đầu núi nên các đường gân mỏ quặng có màu vàng trứng ngỗng và phân bố như con mắt nên có tên là Long nhãn Nga Hoàng Chu Nê.

Hoàng Long Sơn chu nê được bắt đầu khai thác từ trước năm 2009. Do mỏ khai thác và chế biến khoáng sản có tốc độ luân chuyển nguyên liệu khoáng sản tương đối nhanh do cân đối giữa việc khai thác và sử dụng, Hoàng Long Sơn Chu nê là một loại khoáng Tử sa ngày nay tương đối khó tìm và khó mua. Chỉ có một vài nghệ nhân Tử sa còn lưu trữ được. Trữ lượng khoáng cũng còn rất ít.
Núi Hoàng Long, núi Hoàng Thạch Đầu Sơn và lớp Hoàng Thạch chứa hỗn hợp thạch anh, một số khoáng khác và đất sét bùn tạo thành hỗn hợp đất sét, đó là đất sét để làm đồ gốm và các đồ gốm sử dụng hàng ngày khác. Trong khối lượng đất sét khai thác được thành phần khoáng Tử sa thu được nhiều hơn cả là Tử nê, theo kết quả nghiên cứu có liên quan, tỷ lệ Tử nê trong tổng sản lượng Đất sét khai thác được không vượt quá 5%, Chu nê Hoàng Long Sơn lại càng hiếm hơn, và nó chỉ khai thác được trong một khu vực mỏ khai thác nhất định. Đây là loại khoáng Tử sa đặc biệt được tạo ra và khai thác trong khu vực một ngọn núi đá, đây là đặc điểm đặc biệt của lớp bùn đỏ của núi Hoàng Long, do đó, mặc dù hàm lượng thạch anh không cao bằng Tử nê và một phần của đất sét kết tụ, nhưng nó cũng cao hơn so với những loại bùn khác được gọi là bùn đỏ.
Hồng nê được chia thành Đại hồng nê và Tiểu hồng nê, các sản phẩm chế tác từ bùn Tiểu hồng nê được đặt tên là Chu nê.
Vật liệu khoáng Đại hồng nê chủ yếu cứng như đá, có màu đỏ (Đại hồng bào), đỏ gạch (sơn chuyên hồng) và Tím đỏ (Hồng bì long). Thành phần tốt nhất của Đại hồng nê là Đại hồng bào.

Khoáng Nga Hoàng Chu nê nằm lẫn trong lớp Thanh Khôi Bảo Sơn

Khoáng Nga Hoàng Chu nê nằm lẫn trong lớp Thanh Khôi Bảo Sơn

Do đó, việc tình cờ tìm thấy Nga Hoàng tại khu vực khai thác mỏ phía tây Hoàng Long Sơn là một bất ngờ lớn.Mẫu thử của loại khoáng này cho thấy hàm lượng ôxít sắt gần 21%, là nguyên liệu khoáng có hàm lượng sắt cao.

Khoáng thạch anh trong Nga Hoàng chu nê dưới kính hiển vi x200

Khoáng thạch anh trong Nga Hoàng chu nê dưới kính hiển vi x200

Theo kết quả khảo sát hiện tại, có 4 dạng phân bố của khoáng Nga Hoàng Chu Nê núi Hoàng Long Sơn:
1. Một lớp mỏng giữa Hoàng Thạch (phía tây Đại Thuỷ Đầm, phía nam đường Kaishan trên đường Tử Sa);
2. Dưới Hoàng Thạch trên đỉnh của một khu vực khai thác, bên dưới lớp Tiểu Hồng Nê (được gọi là khoáng Thượng Chu nê), nó có dạng lớp mỏng;
3. Đôi khi nó xuất hiện giữa hai lớp khoáng trong khu vực khai thác, giống như những làn sóng ngưng tụ (được gọi là khoáng Trung Chu nê);
4 . Sinh ra ở lớp đáy quặng Tử Sa, phía trên lớp Hoàng Thạch dưới cùng, là một lớp mỏng (được gọi là đáy chu nê).

Khoáng sắt trong Nga Hoàng chu nê dưới kính hiển vi x200

Khoáng sắt trong Nga Hoàng chu nê dưới kính hiển vi x200

Bốn loại Chu nê này có hàm lượng sắt cao nên khi khai thác ra ngoài đều có màu vàng trứng ngỗng, nhưng sau khi phơi khô trong không khí, chỉ có khoáng Trung Chu nê vẫn giữ được màu vàng gốc.
So sánh phôi sống và thành phẩm sau khi thiêu kết. Tỷ lệ co của Chu nê rất cao, và tỷ lệ co của các loại Chu nê khác nhau là không giống nhau. Trong nghề chế tác tử sa, có câu nói : “Vô chu bất trứu, hồ chu bất đại” (Không có chu nào là không nhăn, ấm chu thì không thể lớn) chính là nói về đặc điểm này của Chu nê.

SG, 07/07/2021
Lão Tà – An Nhiên Tịnh Quán
(Lược dịch)

 

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (0 )
error: Content is protected !!