GIÓ LÙA RẶNG THÔNG: VỊ ẨN SĨ UYÊN THÂM
Lục Vũ thể hiện hệ thống tư tưởng lẫn kiến thức uyên thâm của mình rất rõ nét trong Trà Kinh, một cuốn sách được viết dành riêng cho giới nhân sĩ tinh thông nên đã thực sự thu hút được sự chú ý của họ. Lục Vũ dùng văn phong uyên bác thời xưa nên Trà Kinh được diễn đạt theo lối chuẩn xác – đơn giản, xúc tích, ngắn gọn –mục đích phân tích đặc tính và công dụng của cây trà, miêu tả nghệ thuật thưởng trà, trà cụ, thủ pháp và tinh túy của nó. Cùng với đó là đánh giá lá trà thông qua các giác quan – về màu sắc, hương vị, hậu vị, phong thái và cả âm thanh, đã đặt ra thách thức văn phong mới theo cách mà Lục Vũ đã chọn: thi hóa ngôn ngữ, lối văn ẩn dụ, ám chỉ và biểu tượng.
Trước năm 780, Lục Vũ đã nổi tiếng trong giới nhân sĩ, thông qua Trà Kinh xã hội đã hình thành một tầng lớp nhân sĩ mới. Người ta chú ý ông đầu tiên là phong thái khác người nhưng nổi bậc khi thường xuyên chủ trì các buổi tiệc lễ lớn do quan lại ở trung tâm Hồ Bắc tổ chức khi tuổi đời còn rất trẻ.
Từ lúc mười ba, Lục Vũ được các nhà giáo tài năng, các vị quan lớn và các nhà thơ nổi tiếng như: Hòa Thượng Tích Công, Thái thú Lý Tề Vật, Cảnh Lăng tư mã Thôi Quốc Phụ… quan tâm dạy dỗ. Ở tuổi hai mươi tám, ông viết cuốn tự truyện để giới thiệu mình cho những ai chỉ biết đến cái tên Lục Vũ, nhân tiện liệt kê các đầu sách của mình trong đó. Việc này không những củng cố danh tiếng của Lục Vũ mà còn cho mọi người biết về tài nghệ tinh thâm của ông.
Thông qua các tác phẩm và thư tịch, Lục Vũ được đánh giá là một bậc hiền giả uyên thâm, đặc biệt là trong mảng địa thực vật phía nam, ông có hứng thú sâu sắc và kiến thức tinh thâm về nguồn gốc, đặc tính và công dụng của các loài thảo mộc, đây cũng là mảng tinh túy nhất của Lục Vũ. Người ta ngưỡng mộ sự uyên áo của ông đến mức ông được mời làm biên tập chủ chốt cho Hải Triều Âm, Nghệ Văn Loại Tụ, một bách khoa toàn thư văn học đồ sộ xếp ngôi vương ở thời bấy giờ.
Vài năm sau kể từ khi Trà Kinh được xuất bản, Hoàng đế đã sắc phong cho Lục Vũ, và mời đến Trường An làm thầy dạy cho Thái tử cũng như làm pháp chủ trong các buổi tế lễ của Hoàng gia. Rõ ràng rằng, Lục Vũ bấy giờ là một vị nhân sĩ lỗi lạc.
Lục Vũ thể hiện hệ thống tư tưởng lẫn kiến thức uyên thâm của mình rất rõ nét trong Trà Kinh, một cuốn sách được viết dành riêng cho giới nhân sĩ nên đã thực sự thu hút được sự chú ý của họ. Ông dùng văn phong uyên bác như trong các quyển cổ tịch nên Trà Kinh được diễn đạt theo lối chuẩn xác – đơn giản, xúc tích, ngắn gọn – mục đích phân tích đặc tính và công dụng của cây trà, miêu tả nghệ thuật thưởng trà, trà cụ, thủ pháp và tinh túy của nó. Cùng với đó là đánh giá lá trà thông qua các giác quan – về màu sắc, hương vị, hậu vị, phong thái và cả âm thanh, đặt ra thách thức văn phong mới theo cách mà Lục Vũ đã chọn: thi hóa ngôn ngữ, lối văn ẩn dụ, u mặc và biểu tượng.
Những hình ảnh lịch sử văn học Lục Vũ sử dụng đôi khi tối nghĩa đến mức ngay cả khi đưa ra dẫn chứng, ông còn khiến người ta phải đi tìm hiểu nghiên cứu và cần Lục Vũ giải thích. Mặc dù vậy, những chỉ điểm đó vẫn ăn khớp và gây ngạc nhiên trong giới nhân sĩ, kích thích khả năng suy luận liên tưởng; nhưng khi đã quen thủ pháp nghệ thuật, cho dù ông ám chỉ nhẹ nhàng hay ý tứ sâu thâm, người ta sẽ liền nắm bắt và hệ thống xuyên suốt mạch văn của Lục Vũ.
LÒNG TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CÁC ẨN SĨ
Điểm làm nên thu hút của Lục Vũ có lẽ là việc thường xuyên vắng mặt. Mặc dù ông là người dễ thương và vô cùng hài hước, nhưng lối giao tiếp của Lục Vũ lại hạn chế bởi ông chỉ có hứng thú với trà, nghiền ngẫm đạo pháp và trầm tư công án. Ông thường tách ly với thế cuộc trong những thời gian cố định và an hưởng cuộc sống cô tịnh như một người ẩn sĩ.
Giảo Nhiên, người bạn tri kỷ của Lục Vũ – miêu tả ông qua bài thơ ‘Tìm đến Lục Hồng Tiệm mà không gặp’, nói việc ẩn cư trên núi của bậc lão thông về trà trong một biệt thất thư trai ở Thanh Đường, ngoại thành Hồ Châu. Thông qua việc miêu tả về con đường mòn ở vùng quê lẻo lánh và những đóa cúc trơ trọi, Giảo Nhiên đã thể hiện lòng cảm phục đối với cuộc sống vị hiền nhân và thói quen ẩn cư của Lục Vũ:
You moved beyond the city wall
Where the rural path
crosses mulberry and hemp
Near a planted hedge
of chrysanthemum
Not blooming
though autumn has come
Knocking on your door, no answer
not even the bark of a dog
Wishing to leave
I asked your neighbor to the west
He said you go off into the mountains
Returning with each setting sun
Dời nhà ngoài phố chợ
Dâu gai mọc nẻo xa
Cạnh rào dăm khóm trúc
Thu về chẳng thấy hoa
Gõ cửa không đánh tiếng
Đành hỏi thăm nhà bên
Rằng:
Người đi vào trong núi
Đợi về chắc trăng lên
(Ẩn Hạc phỏng dịch)