GIÓ LÙA RẶNG THÔNG: TỒN HẬU LƯU THANH
Điểm đồng điệu toàn vẹn trong các buổi tế tự không chỉ dừng lại ở thanh sắc du dương mà còn bao hàm cả hương vị tinh túy của các vật phẩm hiến dâng. Các cây cổ cầm trong ngôi miếu Nguyên Tông đều có dây được bện từ tơ lụa với các lỗ âm thanh cách xa nhau. Khi một dây được gảy lên, ba dây còn lại cộng hưởng ngân lên thành giai điệu du dương. Trong cách nghi thức tế lễ lớn, chất ‘rượu huyền bí’ này dành riêng để tế con cá tươi sống đang bị treo lên; mặc dù nước hoàn toàn nhạt vị nhưng khi rơi xuống vẫn để lại cái vị dai dẳng. Do đó, thời xưa các nghi thức tế lễ không chỉ làm thỏa mãn các giác quan mà thông qua đó để chỉ dạy cho dân chúng biết tiết chế hành vi và khao khát của mình cũng như hướng họ hoàn thiện nhân cách.
Đối với Lục Vũ, ‘âm thanh văng vẳng’ của chiếc vạc sôi tiêm báo hiệu chính xác thời điểm để cho thêm muối vào nước:
‘Ở lần đầu tiên, nước và vị mặn của muối sẽ được dung hòa ở một định lượng nhất định. Muối là chất phụ gia quan trọng trong quá trình hóa hơi chất lỏng. Nước từ sông suối hoặc nước giếng đều có chứa các chất vi lượng và tạp chất, cho nên chỉ với việc lọc thông thường hầu như chúng ta không thể loại bỏ được các thành phần ấy. Cùng với độ sôi của nước, một lượng nhỏ tinh thể muối bị oxy hóa, làm nước trong và tinh khiết hơn. Thông qua các phản ứng hóa học, nước muối sẽ kết tủa các tạp chất. Trong lần sôi tiêm, hãy vớt bỏ lớp màng mica sẫm màu nổi lên cùng bọt nước vì lớp màng này làm cho nước trà bị lạc vị.’
Lục Vũ cho rằng chỉ sau khi được tinh lọc cẩn thận, đun nóng, khử muối, vớt bọt thì nước mới được xem là đủ thuần để pha trà vì ông xem trọng nguyên tắt được truyền tụng trong nhân gian: cái gốc của tất cả hương vị đều bắt nguồn từ nước. Mặc dù không giải thích rõ ràng, nhưng theo ông, khi nước đủ mềm thì hậu trà sẽ tinh và thuần vị: “Đối với những người cho rằng nước là vô vị, chẳng lẽ họ coi trọng hương vị của muối hơn trà hay sao?”
Sau đó, Lục Vũ đưa ra mối liên kết hòa quyện giữa nước, phẩm vị, trà và cuối cùng là tính cách của người thưởng trà. Đối với những người thích hương vị đậm đà của muối biển hơn hậu vị của trà, ông khẳng định sở thích của một người tiết lộ chiều sâu của người đó. Chính vì thế, trà được pha bằng nguồn nước thuần mềm không phải chỉ là đỉnh cao của thưởng trà mà nó còn ám chỉ lối sống đơn giản với lòng khoan dung và khoáng đạt. Lục Vũ còn chỉ ra rằng, trà chính nó đã hàm ý:
‘Cốt cách của trà là tiết chế và tàng ẩn, hậu hương của nó vì thế cũng nhàn nhạt mà tinh tế. Kể cả khi trong trản đầy trà, hay vơi đi phân nửa, hương vị của nó vẫn rất khó để nắm bắt. Cho nên, làm sao có thể hàm tả cốt cách của trà mà không miên man…’
Tương tự, tính cách của người thưởng trà cũng điềm đạm ý vị, u mặc kín đáo, nhân nghĩa cẩn trọng. Những tâm hồn yêu thơ ca, yêu cái đẹp, cho dù giới thẩm định hay thưởng trà đều đúc kết câu cổ ngữ ‘遺味’ – tồn hậu, một trạng thái biểu thị sự tinh tế trong vị giác còn lưu nơi vòm miệng. Các điển tích còn lưu lại trong Lễ Ký của Khổng Tử, tồn hậu dùng để nói về hương vị của loại nước được gọi là ‘rượu huyền bí’:
Sự đồng điệu trong các buổi tế tự không chỉ dừng lại ở thanh sắc du dương mà còn bao hàm cả hương vị tinh túy của các vật phẩm hiến dâng. Các cây cổ cầm trong ngôi miếu Nguyên Tông đều có dây được bện từ tơ lụa với 7 cung âm (trước kia là 5) và 2 lỗ thoát âm ở vị trí Phượng trì và Long tĩnh ở mặt trên. Khi một dây được gảy lên, ba dây còn lại cộng hưởng ngân lên hợp thành giai điệu. Trong cách nghi thức tế lễ lớn, chất ‘rượu huyền bí’ này dành riêng để tế con cá tươi sống đang bị treo ở bên trên. Mặc dù nước hầu như nhạt vị nhưng khi rơi xuống vẫn để lại cái vị dai dẳng. Do đó, thời xưa các nghi thức tế lễ không chỉ làm thỏa mãn các giác quan mà thông qua đó để chỉ dạy cho dân chúng biết tiết chế hành vi và khao khát của mình cũng như hướng họ hoàn thiện nhân cách.
Trong nghi thức cúng tế tổ tiên và trời đất, phẩm vật cúng tế phải sạch sẽ và nguyên vị; nói cách khác, các vật phẩm hiến tế như cá phải tươi và nước phải tinh vì mỗi vật tế đều là hình ảnh thu nhỏ đại diện cho từng phẩm chất giống loài, thể hiện cho sự trường tồn bất biến của trời đất và sự truyền lưu đời đời của tổ tiên. Cho dù là thánh âm hay vật tế, mặc dù thanh điệu không tròn nhưng ngân dai dẳng, hương sắc nhàn nhạt mà hậu vị khó phai – chính sự nhịp nhàng và giản dị của nghi lễ đã đánh lên trong tâm thức con người, tránh xa những gì cầu kỳ, hướng chúng ta đến sự đơn giản và hòa hợp.
Chính vì tác động trực tiếp đến hành vi chuẩn mực trong nhân cách con người cho nên các nghi lễ cổ xưa đã trở thành các khuôn mẫu trong đối nhân xử thế, được thể hiện nhiều trong các tác phẩm thi văn hội họa, đơn cử như trong bản văn phú của Lưu Cơ thế kỷ VI ca ngợi lối sống đơn giản với văn phong xúc tích và cô đọng:
If Pure Emptiness is attained
by subtle restraint,
Free of excess and ornament,
Then it is reserved like the lingering
taste of sacrificial broth,
Like the pure resonance
of the silk strung zither,
Elegant but not seductive.
Nên tập lòng thanh tịnh
Bằng tự giới vô vi
Vật chất chừng vừa đủ
Tánh không vốn huyền vi
Như nước nguồn tinh khiết
Như cộng hưởng âm giai
Tơ đàn thanh giản mộc
Bóng bẩy chẳng sánh tầm
Lục Vũ viết Trà Kinh bằng lối văn thuật sự xúc tích và lớp lang, đặc biệt là chương viết về trà và trà cụ. Ông đã thể hiện nét thanh tao và tinh tế trong tính đơn giản, cụ thể như khi đề cập đến ba khía cạnh của trà là màu sắc, hương thơm và hậu vị:
‘Màu nước vàng nhạt, hương thơm thanh nhã, luyến mịn mà lửng, thấy vị ngọt là ‘giả’, hơi nhẩn là ‘suyễn’, chát chát nhưng hậu lại ngót gọi là ‘trà’.
Từ góc nhìn của một nhà thơ, Lục Vũ đã ca ngợi nét tinh túy của trà bằng việc mô tả lớp bong bóng mịn nhạt nổi lên khi vạc nước đang sôi:
‘Bọt khí là lớp bong bóng đan hoa, nở khi nước sôi; giống như những bông hoa trong nắng, lơ lửng trên mặt hồ hay như mảng lục bình vừa chớm bồng bềnh chốn đầm sông, rồi tựa áng mây phiêu lãng trên khoảnh trời xanh mát. Mạt trà như mảng rêu dập dìu trên mặt nước như đóa hoa cúc rơi trong chén quỳnh tương… Khi đến độ sôi, tinh hoa của trà khai nở, kết thành mảng màu trắng xoá như lớp bông tuyết xếp chồng lên nhau. ‘Suyễn phú’ viết: ‘Sáng như bông tuyết, rạng tựa hoa xuân’ âu là để chỉ tinh tủy của trà.
Phần 3: SỰ TINH TẾ
(Ẩn Hạc phỏng dịch)