GIÓ LÙA RẶNG THÔNG: SỰ TINH TẾ
Khóa kín cửa phòng, ngày nào cũng lấy sách làm bạn. Ông là kiểu người khó gần nhưng lại có thể nói chuyện cả ngày với các nhà sư thông tuệ và những nhân sĩ uyên thâm. Ông thích choàng khăn, và mang đôi giày cỏ, mặc áo ngắn tay và chiếc quần lửng chèo thuyền đi thăm các ngôi đền trên rặng núi. Ông thường đi đây đó, vừa đi vừa nhẩm vài đoạn kinh hay ngâm các bài thơ câu kệ. Ông thích dùng gậy gõ vào thân cây, hay thọc tay xuống sông suối và cảm nhận dòng nước mát luồng qua khẽ tay, hay thường bật ra những tiếng la hét ca cẩm như điên dại, lang thang khắp nơi từ hừng đông cho đến khi trời tối mịt mới quay về nhà.
Mặc dù lột tả đầy đủ nét đẹp tinh tế của trà nhưng Lục Vũ lại phê bình những nhận xét và luận giải rờm rà mà mơ hồ rối rắm cũng như lời bình phẩm thừa thãi:
‘Chỉ dựa theo sắc đen bóng nhẵn phẳng của lá mà bảo rằng trà ngon, là lời phẩm bình học đòi. Nếu dựa vào sắc vàng xô nhăn dúm mà bảo rằng trà ngon thì cái ngon cũng bình thường thay. Còn nếu rặt ngon hoặc không ngon đó mới là lời bình phẩm thật sự. Vì tinh túy phát ra thì trà nhẵn bóng, cô lại thành xô nhăn, pha trà buổi tối thì nước đen sánh, nhưng vào ban ngày thì màu sắc vàng ươm, nếu chưng ép thì bằng phẳng, để tự nhiên thì ghồ ghề. Những điểm này, trà cũng giống các loại cây cỏ khác, không hơn. Phẩm trà ngon dở, vốn ở hậu vị và tâm thái trà nhân.’
Người thưởng trà đa phần đều tinh tế, điềm đạm, cho nên, phẩm trà thường có phong thái tiếu tấu chuẩn mực, hành vi nho nhã và lịch thiệp.
Lục Vũ viết Trà Kinh dựa trên những quan điểm của ông về tinh túy trong thưởng trà. Ý tưởng đó có lẽ nhen nhóm vào khoảng tháng mười một âm lịch năm 761 khi đang viết tự thuật, ông đã có trải nghiệm đủ để cho ra đời một trà kiệt tác. Nhưng ở thời điểm đó, Trà Kinh chưa thật sự hoàn thiện, và ở tuổi 28 – một sĩ tử tự thân, vô danh thanh bần, ông bắt đầu cuốn tự truyện của mình một cách trực tiếp và chân thực:
‘Họ Lục, tên Vũ. Tự là Hồng Tiệm. Không rõ quê quán. Có người cho rằng tự là Vũ, tên là Hồng Tiệm, không biết chính xác.’ Ông diễn tả mình ‘không những bề ngoài không được ưa nhìn mà còn có tật nói lắp.’ Tuy hùng biện giỏi và chân thành, nhưng ông có khuynh hướng thiên vị mà thẳng thắng, lại hay chủ quan. Tuy nhiên, sau khi nhận thức được vấn đề thì liền cởi mở và phóng khoáng. Hành vi bất thường và không đoán trước được, cho dù ở chốn đông người hay trong buổi tiệc lễ, khi nảy ra ý tưởng nào đó ông liền lập tức rời đi. Nhiều khi lẳng lặng ra về nên người ta lầm tưởng họ không được Lục Vũ xem trọng. Nhưng khi đã hứa với ai điều gì, ông sẽ giữ lời bằng mọi giá bất kể hoàn cảnh khó khăn ra sao.
Chỉ vừa dựng một túp liều đơn sơ bằng bùn đất rơm sậy bên bờ sông Điều Khê (thượng nguồn ngoài thành Hồ Châu, Chiết Giang), mặc dù xuất thân bần hàn nhưng với học thức uyên thâm, Lục Vũ rất được Vua chúa triều thần cùng tầng lớp thượng lưu chú ý, ông sớm chuyển đến một nơi khấm khá hơn. Bằng phương thức kể chuyện, ông miêu tả việc khép mình trong thời gian dài cô độc, thi thoảng mới có người đến thăm:
Khóa kín cửa phòng, lấy sách làm bạn. Tuy là kiểu người khó gần nhưng có thể nói chuyện cả ngày với các nhà sư thông tuệ và nhân sĩ uyên thâm. Ông thích choàng khăn, và mang đôi giày cỏ, mặc áo ngắn tay với chiếc quần lửng, chèo thuyền đi thăm các ngôi chùa trên rặng núi. Ông thường đi đây đó, vừa đi vừa nhẩm vài đoạn kinh hay ngâm các bài thơ câu kệ. Ông thích dùng gậy gõ vào thân cây hay thọc tay vào sông suối, cảm nhận dòng nước mát luồng qua khẽ tay; hay thường bật ra những tiếng cười thét như điên dại, lang thang khắp nơi từ hừng đông cho đến khi tối mịt mới quay về nhà. Chính vì thế người nước Chu thường bảo ‘Lục Vũ là Tiếp Dư ngày nay’.
Lánh xa thế tục, Lục Vũ thường đọc sách lúc nhàn rỗi, thỉnh thoảng ông mới tiếp xúc các tầng lớp nhân sĩ trong xã hội. Nhưng ông thường hóa trang thành lão ông giản dị đi đến nơi thôn quê nào đó, kết tập văn thơ cổ tịch lưu truyền trong nhân gian; đến khi màng đêm buông xuống, ông mới đánh xe về nhà. Hàng xóm đều cho rằng ông ngông cuồng quái gở vì y phục khác lạ và hành vi kỳ quái, họ so sánh ông với ẩn sĩ Tiếp Dư, người ghé qua cảnh tỉnh Khổng Tử những tiềm ẩn trong chủ trương của ông về chính trị và thứ lớp xã hội:
Oh, Phoenix! Oh, Phoenix!
How thy virtue has declined!
The past is beyond reproof,
The future can still be overtaken.
Desist! Desist!
For those now serving only danger!
Phượng hoàng ơi! phượng hoàng hỡi
Sao ngươi lại chấp mê đến thế
Thời thánh đức đã qua làm sao trở lại
Tương lai là chi muôn phần biến đổi
Chốn quan trường giờ đây đầy nguy khói
Người hỡi –
Về thôi!
Trước khi Khổng Tử kịp trả lời, Tiếp Dư đã quay lưng rời đi. Về sau, vị ẩn sĩ này thoái ẩn đến vùng núi mịt mờ phía tây, tránh xa vùng đất Ngũ Lương hiểm trở, ăn mây nằm gió, trở thành vị đạo sĩ lưu danh muôn đời.
Khi được so sánh với Tiếp Dư, Lục Vũ rất cảm khái và ông lặp đi lặp lại nhiều điều này nhiều lần trong cuốn tự truyện. Nhiều thập kỷ sau, việc so sánh này đã trở thành sự thật. Bất chấp các sắc vị của triều đình, ông làm theo lời Tiếp Dư nói, từ chối bổng lộc quan quyền để sống một cuộc đời ẩn sĩ nhàn hạ, không liên can thế sự.
Lối sống của Lục Vũ được ghi chép lại trong nhiều bản điển tịch. Người xưa gọi nơi ẩn cư là tổ, là nơi ẩn sĩ sống tách biệt với thế gian, giống như chim hồng tước đậu trên cành cao. Sự cô tịch và đơn sơ như vậy lần đầu tiên được nhắc đến trong quyển Nam Hoa Kinh. Trong phẩm Tiêu dao du, Trang Tử đã kể lại điển tích về việc Vua Nghiêu muốn truyền ngôi lại cho Hứa Do, Hứa Do đáp:
Con chim hồng tước làm tổ trong rừng chiếm chẳng hơn một cành cây, con chuột đồng uống nước trên sông bất quá đầy cái bụng. Xin nhà vua cứ giữ ngôi. Tôi có biết dùng thiên hạ làm gì đâu.
Vốn là người không màng đến danh lợi thế gian và hài lòng với những gì mình đang có, Hứa Do liền từ chối lời đề nghị của Thiên tử. Thành công trong việc khuyên giải cho hoàng đế ở lại ngôi vua, vị hiền sĩ đã giữ được cái nhàn cho mình, tránh xa thế sự, sống đời thong thả tự do.
Khi có tư tưởng thoát ly thế tục, hậu thế tìm học Nam Hoa Kinh, và con hồng tước nhỏ bé kia là hiện thân cho sự ung dung khoáng đạt mà thông thấu của người ẩn sĩ. Trương Hàn thời Tây Tấn trong ‘Hồng tước ca’ có viết:
Obscured in lush and
luxuriant thickets,
Right where it plays and gathers.
Flying, it does not float.
Aloft, it is not hurried.
Its dwelling easily holds it.
Its wants, easily met.
Nesting in the woods,
it needs but one branch.
Feeding, it takes but a few grains.
Perching, it does not linger.
Roaming, it does not circle about.
It slights not brambles or thorns,
It favors not angelica or orchids.
Moving its wings with easy leisure,
Skittering about contented;
Yielding to fate,
it accords with natural patterns
Without contending with things.
For all this bird’s lack of reason,
Where does it possess such wisdom?
Disdaining treasure,
it avoids buying trouble.
Without adornment,
it attracts no bother.
Resting, it is simple and frugal,
without conceit.
Moving, it conforms to the Way,
attaining artless ease.
Relying on Nature for its means,
It is not lured by the deceit of the world.
Nằm trong phiến lá tàng cây
Đàn hồng nhạn líu lo ca hát
Sải đôi cánh thinh không nhàn nhã
Giữa trời xanh một mình bay thong thả
Cái tổ đơn lại quyến luyến khôn ngăn.
Mơ ước nhỏ nhoi trên cành cao một nhánh
Để quay về rồi chốc lại thung thăng
Kế sinh nhai vài hạt lòng đã bằng
Sào chim đậu kềnh càng không chí thích
Cảnh lang thang sống đời chi vô ích
Dáng thon gầy đầy đặn chẳng sầu lo
Muôn sắc hoa lan bạch chỉ ngại tay dò
Trời thanh sảng đà nâng lòng bay bổng.
Sải cánh chao đáp lờ bờ mặt nước
Đánh lượn vòng duyên vận quá thướt tha
Dung hòa gieo theo cuộc sống vốn mặn mà
Bằng lòng có, mặc bao loài chung đụng
Ôi tất cả cánh nhạn hồng vì chúng
Thông tỏ thần ơi hỡi bởi duyên do
Thong thả lánh xa của báu ngàn kho
Không điểm xuyến bận tâm gì cho lắm
Lòng ngơi nghỉ giản đơn đời thanh thẳm
Trí tâm thuần đại đạo tự tại ta
Khéo léo ung dung, cốt ở lấy chữ là
Tự nhiên ứng phương tiện làm cứu cánh
Đạt thuần chơn tỉnh thức giữa trần hà.
Hàn Sơn là một hiền sĩ ở thế kỷ IX, với tư tưởng từ bỏ lối sống vọng động, chẳng theo tài sắc danh lợi – sống cuộc sống đơn giản, bằng lòng với hiện tại, hòa mình vào thiên nhiên, quay về tự tính, ông đã chọn cho mình lối sống thanh cao. Trong sự dung nhập giữa Đạo giáo và Thiền môn, hình ảnh những chú chim hồng tước lồng vào nhau trở thành công án chiêm nghiệm trong thiền định:
With zither and book always at hand,
What use are wealth and rank.
Refuse the imperial carriage,
heed the virtuous wife;
A filial son commands
the curtained cart.
The wind blows, drying the wheat field;
The water flows, filling the fish pond.
Contemplate the wren bird
Contented on a single branch.
Đàn từ thi sách ở trên tay
Của cải trần gian chẳng ích gì
Chức sắc ngựa xe hay hoàng hiệu
Đức hạnh là vợ – chẳng nạp phi;
Tròn chữ hiếu làm theo lời dạy bảo
Ra đường xe ngựa kéo rèm đi
Mùa gió nổi đồng vàng hoe cánh lúa
Nước chảy tràn dạu nước cá phi
Hồng tước bay cao lòng thông đáy mắt
Tổ một cành thủng thẳng có hề chi.
Đúc kết trong thi văn điển tích, hình ảnh cánh chim hồng tước làm tổ trên cây mang lại cảm ngộ về thi thơ siêu tưởng, cụm từ ‘một nhánh – nhất chi’ đã truyền tải xuất sắc cuộc sống tinh thần của người ẩn sĩ thiền định: cô tịnh, thanh đạm, mộc mạc, tự nhiên – bốn bức tường tranh đại diện cho tư tưởng thanh cao, lược bỏ đi những thứ rờm rà, giữ lại đơn giản, trở về thuần chơn.
Phần 4: CHÍ THANH BẦN
(Ẩn Hạc phỏng dịch)