
GIÓ LÙA RẶNG THÔNG: ÂM NHẠC VÀ BỨC HOẠ ĐỒ CỦA TRÀ ĐẠO
Trong văn hóa của người Hoa Hạ, cụm từ ‘Songfeng – tùng phong’, hay gió lùa rặng thông, là một trạng thái tinh túy linh thông và thức ngộ được diễn đạt thông qua các tác phẩm thơ ca thi họa và cả trong thiền trà. Songfeng mang đến cảm thụ về một làn gió thiên nhiên thổi qua những tàng lá kim bóng nhọn. Trong làn gió thoảng, âm thanh thoát lên êm dịu và du dương, nhẹ nhàng mà bay bổng. Trong thơ ca, gió lùa rặng thông gợi cho ta hình dung sự thoái lui thế tục, sống thanh nhàn nơi hẻo lánh thôn quê. Tùng phong được mô tả như những làn sóng âm bay bổng nhưng nhạt dần như âm hưởng của sợi tơ đàn thánh thót. Khi thưởng trà, Songfeng là cung bật báo hiệu thời điểm và độ sôi của nước. Nhẹ nhàng và đơn điệu như gió thổi tàng thông, lại nhàn nhạt nhưng ý vị. Than dần tàn và lửa đã tắt nhưng Songfeng vẫn vang vọng miên man như khoảnh khắc vĩnh hằng của nguồn năng nhiệt thiêng liêng, một dòng năng lượng quan trọng kiến tạo nên vạn vật, trường tồn cùng trời đất, luôn luôn hoán đổi, luôn luôn biến hóa.
Flavor or tone,
expanded by virtue of its own discretion,
kept open to becoming by virtue of its own reserve:
what it loses in physical manifestation,
it gains in spiritual presence.
Vị hương hay giai điệu,
Rộng lan dần theo hàm thụ cá nhân
Nguồn tạng thức mở theo lòng cởi mở
Hoại là phần xác
Sáng rực là phần linh. – Jullien François, In Praise of Blandness
Vào thế kỷ VIII, Lục Vũ đã mô tả âm thanh của trà như cơn sóng rung động phát ra từ vạc nước đang được đun sôi. Trong quyển Trà Kinh, ông đề xuất nên đun nước trong cái vạc bằng gang. Do được dùng hằng ngày nên chiếc vạc trở rất bền, và nếu được đánh bóng thì nó sẽ lấp lánh như bạc mịn. Khi chứa đầy nước suối trong vắt, nó như một tấm gương sóng sánh đẹp đến nao lòng.
Vốn là bậc lão thông về trà và tinh thông trong lĩnh vực nghệ thuật, Lục Vũ mô tả quá trình đun nước bình thường thành một bản nhạc sống động. Để hồn lên một câu chuyện đơn giản, ông thể hóa nước đun sôi như các giai đoạn của quá trình thôi miên, chậm rãi đều đều, mở đầu bằng âm vang nhẹ nhàng:
‘Khi bắt đầu sôi, các hạt khí từ dưới đáy vạc nổi dần lên như mắt cá, tạo ra âm điệu của lần sôi đầu tiên – gọi là sôi tiêm. Sau đó, từng lớp bóng khí leo dần lên thành vạc, tạo nên chuỗi ngọc trai trong như suối phun, đây là đợt sôi lần hai. Đun cho đến khi xuất hiện những đợt sóng nhồi lên trên mặt nước là đợt sôi thứ ba và cũng là lần sôi cuối cùng. Nếu tiếp lửa, nước sẽ quá già và thật sự không thể dùng để pha trà được nữa.’
Ở điểm hóa hơi, hơi nước dần bốc lên tạo thành một mảng nhiệt lung linh. Và rồi, chiếc vạc thở dài, ngân nga như tiếng chuông văng vẳng, nghe như tiếng rì rào của gió.
Trong văn hóa của người Hoa Hạ, cụm từ ‘Songfeng – tùng phong’, hay gió lùa rặng thông, là một trạng thái tinh túy linh thông và thức ngộ được diễn đạt dưới nhiều hình thức của thi ca nhạc họa và cả trong thiền trà. Songfeng mang đến cảm thụ về làn gió thiên nhiên thổi qua những tàng lá kim bóng nhọn. Trong làn gió thoảng, âm thanh thoát lên êm dịu và du dương, nhẹ nhàng mà reo ca. Trong thơ ca, gió lùa rặng thông gợi cho ta hình dung về sự thoái lui thế tục, sống thanh nhàn nơi hẻo lánh thôn quê. Tùng phong được mô tả như làn sóng âm bay bổng nhưng nhạt dần như âm hưởng của sợi tơ đàn thánh thót. Trong thiền trà, Songfeng là cung bật báo hiệu thời điểm và độ sôi của nước, thoắt nhiên đơn điệu như gió thổi tàng thông, lại nhàn nhạt ý vị.
Than dần tàn và lửa đã tắt nhưng Songfeng vẫn vang vọng miên man như khoảnh khắc vĩnh hằng của nguồn năng nhiệt sống, một dòng năng lượng quan trọng kiến tạo nên vạn vật, trường tồn cùng trời đất, luôn hoán đổi, luôn hằng biến. Với hàm ý đó, gió lùa rặng thông còn ngụ chỉ tâm thái của một người ẩn sĩ kinh qua trần thế với gió mát trăng thanh.
Đối với Châu Gia đời Đường, tùng phong là nguồn cảm hứng bất tận trong xướng họa thơ ca, đặc biệt là trong thưởng trà. Ông mô tả những tháng ngày ẩn dật an nhàn trên vùng cao yên tĩnh trong một bài thơ sáng tác vào độ cuối hè, khi những tiếng kêu khàn khạc của bầy thiên nga hoang dã vang dội nền bầu trời, báo hiệu tiết trời thu gần đến:
Whiling away the summer
in a quiet hut,
The conversation brimming with feeling.
Water from highland streams
enlivens the taste of tea;
Wind in the pines overwhelms the swish of the fan.
Far from the sea and rain,
A feeling of peace
enfolds the mountain village.
Here the sighs of the autumn
are mournful,
So for now, let’s take a turn
about the chrysanthemums.
Ruổi theo mùa hè
Trong túp lều tĩnh lặng,
Nghe câu chuyện cảm xúc tràn dâng.
Nước từ suối miền cao
Dậy hương trà sống động;
Gió lùa rặng thông đâu kể chi tiếng quạt.
Cách biển xa mưa.
Cảm giác yên bình
Bao phủ ngôi làng trên triền núi
Như tiếng thu dài ngang trở giấc
Buồn tiếc thương thay,
Lòng về
Lần lượt cúc hoa.
Thư thả năm tháng theo luật trôi qua, Châu Gia lại tiếp đón bạn bè đến với căn nhà tranh nơi triền núi hẻo lánh trong khung cảnh ngập tràn những đóa cúc mùa thu trong không gian yên tĩnh lánh xa thế tục. Buổi trà đã sẵn sàng. Trên chiếc lò nhỏ, tiếng vi vu nhè nhẹ của chiếc quạt lông ngỗng văng vẳng khắp căn phòng cho đến khi Songfeng bắt đầu đánh tiếng. Châu Gia hầu như không miêu tả về nguồn gốc âm thanh như triền cao bắt đầu tiêm tiếng, nhưng cả không gian là ‘Gió lùa rặng thông’ đang hát.
Tùng phong chỉ là một trong nhiều ghi chép còn lưu lại và được xem là điển tích trong các tác phẩm tả về thiền trà. Trong thơ văn, tùng phong lần đầu tiên xuất hiện ở triều Nam Bắc. Gió lùa rặng thông là biểu thị cho tư tưởng thoát tục, được thể thiện rõ nét nhất trong các tác phẩm của hiền sĩ Đạo gia Đào Hoằng Cảnh ở thế kỷ VI. Vì theo đuổi lối sống thanh cao nên ông đã chọn ẩn cư ở Mao Sơn, một vùng núi có sương mù bao phủ với nhiều loại thảo mộc, khoáng sản, hang sâu và nước suối trong trẻo. Ông dành nhiều thời gian sống ở đây, đào sâu ngâm cứu thuật luyện đơn của Đạo gia gần năm mươi năm; ông tinh thông kinh thư, y dược và cả thuật tinh luyện kim khí – đặc biệt là phương pháp đúc kiếm. Sử ký miền Nam có ghi lại rằng, Đào Hoằng Cảnh vô cùng yêu thích Songfeng đến mức ông trồng đầy thông trong sân nhà. Và khi làn gió dấy lên, lòng ông hân hoan tựa như đang thưởng thức một khúc nhạc bay bổng. Lúc một mình thả bước cạnh tảng đá quanh những bờ suối réo rắc, hầu hết đều cho rằng ông là một người đắc đạo.
Từ đáy lòng yêu thích lối sống an nhàn bên cạnh tiếng gió lùa rặng thông, Đào Hoằng Cảnh được xem như một bậc hiền nhân chân chính và Songfeng trở thành hiện thân của ý thức trường tồn và khoáng đạt tiêu dao. Do được một hiền sĩ đề danh, Gió lùa rặng thông đã trở thành biểu tượng cho sự ẩn tàng và lối sống thoát ly thế tục cũng như đại diện cho phong cách văn chương tao nhã, bao gồm cả phẩm vị âm thanh trong nghệ thuật thưởng trà.
Phần 2: GIÓ LÙA RẶNG THÔNG: TỒN HẬU LƯU THANH
(Ẩn Hạc phỏng dịch)