Cung Xuân – Truyền Thuyết Về Nơi Bắt Đầu

Cung Xuân – Truyền Thuyết Về Nơi Bắt Đầu

Loạt bài tìm hiểu về ẤM TỬ SA NGHI HƯNG Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ ẤM TỬ SA NGHI HƯNG Phần 2: CUNG XUÂN - TRUYỀN THUYẾT VỀ NƠI BẮT ĐẦU Phần 3: VỊ TRÍ CỦA ẤM TỬ SA TRONG NGHỆ THUẬT THƯỞNG TRÀ Phần 4: CÁCH CHỌN ẤM TỬ SA NGHI HƯNG Phần 5: CÁCH CẦM MỘT CHIẾC ẤM TỬ SA Phần 6: CỌ RỬA ẤM TỬ SA

Phần 2:
CUNG XUÂN – TRUYỀN THUYẾT VỀ NƠI BẮT ĐẦU

Dưới triều đại của Minh Chính Đức năm Gia Tĩnh, ở Nghi Hưng có một vị tiến sĩ tên Ngô Di Sơn. Ông cũng là một vị danh sĩ nổi tiếng, tương truyền là bạn thân thiết của Đường Bá Hổ ở Tô Châu. Ngô Di Sơn mang hồn tâm hồn phóng khoáng, đam mê nghệ thuật, đặc biệt là trà. Ông hay cùng bạn bè thân thiết lên những ngọn núi gần đó để ngâm thơ, vẽ tranh, nghe Tần và thưởng trà. Sở trường của ông là thư pháp và trà thuật. Ông am hiểu tất cả về trà, từ lịch sử, truyền thuyết, cách chế biến,… đến mức ông có thể dễ dàng phân loại trà thông qua màu sắc và hương vị của nó… Nhưng dù vậy, ông nổi tiếng vẫn là tính cách giản dị, hòa ai và khiêm tốn. Ông đích thực là một Trà nhân dưới của thời Minh.

Ngô Di Sơn có một thư đồng tên Cung Xuân. Vì từ nhỏ lớn lên cùng nhau, nên Ngô sĩ xem Cung Xuân như người thân của mình.

Bên cạnh các thú vui tao nhã, với chức trách của một vị quan đương triều, Ngô Di Sơn thường đi tuần tra sang các huyện lân cận. Và mỗi lần đến Nghi Hưng ở Giang Tô, ông sẽ cùng bạn bè tụ hội chia sẻ nhau các thú vui tao nhã, và Cung Xuân trong khoảng thời gian ấy được tự do tham thú theo sở thích của mình. Với tấm lòng mộ đạo, Cung xuân hay trú lại ở thiền viện Kim Sa, và ngày càng thân thiết với các nhà sư từ đó.

Mỗi khi đến Kim Sa, Cung Xuân thường xuyên được trụ trì mời trà. Mặc dù không am hiểu như gia chủ của mình nhưng ông thường cùng với Ngô sĩ đối ẩm và là tri âm của chủ nhân. Dần dần, niềm yêu thích với trà của Ngô Di Sơn lan dần sang Cung Xuân. Hẳn ông thích thiền viện Kim Sa cũng vì lí do đó. Nhưng đặc biệt là trà ở thiền viện lại ngon hơn hẳn trà do Ngô Di Sơn pha hay bất cứ loại trà nào ông từng uống – sánh hơn, mịn hơn và nhuận sâu sắc hơn, như thể mỗi tuần trà đều đánh sâu vào tâm hồn ông, làm ông dâng lên một niềm hân hoan khó tả. Ban đầu Cung Xuân cho rằng nguyên nhân có thể đến từ sự tỉnh thức và cách pha trà của nhà sư cùng với độ cảm trà tăng lên sau mỗi lần dùng trà.

Trong một lần đến thăm thiền viện, khi đang đi dạo trong khuôn viên phía sau, vô tình Cung xuân phát hiện một xưởng gốm thủ công nhỏ với các nhà sư đang nặn những đồ gốm với đủ hình dáng khác lạ. Đó là những chiếc ấm thủ công với hình dáng đơn giản và mộc mạc. Ông không rời mắt khỏi quá trình nặn ấm và điều này làm ông thích thú.

Khoảng khắc khi ông chạm tay vào khối đất sét màu nâu, trái tim ông nảy lên, tràn ngập một niềm yêu thích. Khối đất sét như trò chuyện, như cởi mở, gợi lên trong ông những hình dáng bao la của ấm. Thời khắc ấy, ấm trà như tràn ngập cả tâm hồn ông, làm đẹp thêm thế giới quan vốn có. Ngày hôm sau, ông đến xin phép nhà sư trụ trì để học nghệ.

Nặn gốm vốn là phương pháp rèn luyện khả năng giao cảm và phóng chiếu tâm thức giúp tăng sĩ nhận ra bản tâm mình, hỗ trợ trong quá trình tu luyện. Và vì chưa thọ giới và chưa làm chủ được quỹ thời gian cụ thể nên ban đầu trụ trì vẫn cân nhắc về sự tiếp nhận Cung Xuân vào xưởng gốm ở chùa. Nhưng qua nhiều lần lui tới, bằng lối sống mộc mạc và kiến thức học được cùng với Ngô Di Sơn, cộng thêm tính cách thâm trầm nhưng cảm ngộ của mình, ông đã được nhà sư chấp nhận, trở thành thợ gốm tại gia đầu tiên ở đó.

Vì được Ngô Di Sơn chấp thuận cho đi học nghệ ở Kim Sa nên quỹ thời gian sau đó, ông gần như ở tại thiền viện mỗi lúc trong nhà không có việc gì quan trọng. Lúc đó, ông mới biết rằng thực chất trà ông dùng ở đó là những lá trà tự nhiên ở trên núi và được chế biến hết sức thô sơ. Và khi pha chúng trong ấm ông mang theo, nước trà mất đi độ mịn sáng như mọi khi ông được các nhà sư mời trà. Cho nên, ông nhận ra rằng, bên cạnh khả năng lĩnh hội về trà thuật, chính những chiếc ấm màu nâu tím ấy cũng góp phần nâng cao hương hậu của trà mà ông thưởng thức được mỗi khi ghé lại thiền viện. Và những chiếc ấm được các nhà sư sử dụng lúc đó đã trở nên sống động hơn những chiếc ấm mới được nung kia. Do vậy, ông ngày càng quyết tâm học nghệ.

Bằng sự quyết tâm đó, cộng thêm vào tài năng vốn có của mình, tay nghề của Cung Xuân ngày càng tiến bộ, hoàn toàn có thể tự tay nặn những chiếc ấm cho riêng mình.

Sau một thời gian ông trở về nhà và tham gia vào xưởng gốm ở gần đó, nhưng không một loại đất nào cho ra những chiếc ấm và tác dụng của nó đến trà như đất sét tím ở thiền viện Kim Sa. Sau khi được các nhà sư trao cho một khối đất sét tử sa, ông đã tự tay nặn ấm trà màu nâu tím đầu tiên của mình. Ông mang nó đến trình với nhà sư trụ trì, và nhà sư hoàn toàn hài lòng về nó, là tác phẩm tâm chứng đầu tiên của Cung Xuân. Ấm trà đó, trong nó thể hiện đầy đủ đức tính của một vị tăng sĩ, hoàn hảo nhất trong xưởng gốm ở thiền viện lúc đương thời. Và thiền sư đã đặt tên cho chiếc ấm đó là Cung Xuân. Thông qua đó, trụ trì đã trao cho ông những bài giảng, những mật pháp về thiền cũng như những đúc kết trong nghệ thuật làm ấm. Thời khắc này, Cung Xuân đã thật sự là chính mình.

Tác phẩm đầu tiên, Cung Xuân mang về dâng lên gia chủ, cũng là tri âm của mình – Ngô Di Sơn. Ngô sĩ rất hứng với món quà mà người bạn thân thiết tự tay làm tặng – và tuần trà đầu tiên trong ấm mới, ông đã thưởng thức cùng với Cung Xuân. Vốn là người tinh thông trà thuật, Ngô sĩ đã nhận ra ngay sự khác biệt giữa trà trong ấm tử sa với trà ông sử dụng hàng ngày, ông chỉ có thể thốt lên: “Thật là kỳ diệu!”

Và từ đó, không những là món quà từ người bạn thân thiết, mà chiếc ấm tử sa đó còn là bảo trà của Ngô Di Sơn. Ông đã chia sẻ những giây phút và hương hậu tuyệt vời đó cùng những người bạn của mình, tất cả đều công nhận và mong muốn được chiếc ấm tử sa của riêng họ. Và Cung Xuân ngày càng được nhiều nhân sĩ trong khu vực biết đến.

Cùng với tài năng và danh tiếng đó, Ngô sĩ quyết định trao lại danh phận với tư cách là một người tự do cho Cung Xuân và ngôi thiền viện Kim Sa cũng nổi lên từ đó. Những người yêu trà trên khắp nhà Minh đều muốn sở hữu ấm của Cung Xuân, họ đều muốn đến nơi Cung Xuân học nghệ, muốn tìm hiểu về thợ gốm tài năng đó.

Từ đó trở đi, danh tiếng của dòng ấm tử sa Nghi Hưng đã lan rộng, mang lại cảm giác thích thú với những kiểu dáng độc đáo và công năng tuyệt vời, cùng với niềm hân hoan khoái lạc cho biết bao thế hện trà nhân cho đến ngày hôm nay.

 

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (0 )
error: Content is protected !!