Làm Sạch Ấm Tử Sa
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với cách khai ấm và làm sạch ấm tử sa bình thường.Tình cờ đọc được bài viết về một cách làm sạch ấm tử sa hơi khác, đặc biệt là ấm tử sa đã qua sử dụng có nhiều điểm khá hay của một trà hữu người Trung Quốc. Xin dịch và chia sẻ để các trà hữu tham khảo.
Loạt bài giới thiệu về ấm tử sa Nghi Hưng:
- Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
- Phần 2: CUNG XUÂN – TRUYỀN THUYẾT VỀ NƠI BẮT ĐẦU
- Phần 3: VỊ TRÍ CỦA ẤM TỬ SA TRONG NGHỆ THUẬT THƯỞNG TRÀ
- Phần 4: CÁCH CHỌN ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
- Phần 5: CÁC KIỂU DÁNG CƠ BẢN CỦA ẤM NGHI HƯNG
- Phần 6: TƯ THẾ CẦM ẤM TỬ SA
- Phần 7: LÀM SẠCH ẤM TỬ SA
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với cách khai ấm và làm sạch ấm tử sa bình thường.Tình cờ đọc được bài viết về một cách làm sạch ấm tử sa hơi khác, đặc biệt là ấm tử sa đã qua sử dụng có nhiều điểm khá hay của một trà hữu người Trung Quốc. Xin dịch và chia sẻ để các trà hữu tham khảo.
————————–
Chuẩn bị
- Nồi có nắp, tốt nhất là nồi chưa qua sử dụng để nấu đồ ăn.
- Tro sạch: là tro than được sàn lọc cẩn thận hoặc Banking soda sinh học. Natri percacbonat, chất tẩy oxy không clo trong banking soda có thể thay cho tro sạch. Việc sử dụng banking soda để cọ rửa những chiếc ấm cũ bẩn. Việc tẩy ấm bẩn có thể dùng bột vôi nông nghiệp, nhớ là bột vôi nông nghiệp pha sệt với nước, có thể làm sạch những vết ố do cao trà để lại. Không nên dùng thuốc tẩy hóa học (thường chứa natri hypoclorit)
- Bếp: gas, điện, hồng ngoại, củi…, có thể dùng nồi nấu cơm áp suất để canh chỉnh thời gian, hạn chế tình trạng cháy ấm do cạn nước.
- Nước sạch
- Than tre, hoặc đá bọt, hoặc sỏi,… những thứ trong lõi bình lọc nước thủ công, bạn có thể mua ở các siêu thị
Có nhiều cách làm sạch ấm tử sa Nghi Hưng được truyền trong giới trà nhân, và bài được viết ra nằm trong kinh nghiệm rút ra qua nhiều lần vệ sinh ấm. Cách cọ rửa này cũng có thể sử dụng để làm sạch trà cụ sử dụng lâu ngày.
Một chiếc ấm tử sa mới hay đã qua sử dụng, trước nhất chúng ta nên đun sôi khử ấm trước khi sử dụng. Giới trà Gongfu đều quan niệm tốt nhất là một trà cùng một ấm, do vậy, việc tẩy rửa này là điều cần thiết để có thể loại cỏ cao trà hoặc tinh dầu của những lần trà được pha trong ấm do khí khổng giữ lại, trả lại bạn một chiếc ấm như lần đầu gặp gỡ.
Đối với những chiếc ấm mới chưa sử dụng, trong quá trình nung ấm, nắp được bôi qua silica để giúp cho nó không dính vào thân ấm, thêm vào đó, những chất hữu cơ trong đất sét sẽ bị đốt thành bụi, làm tắt nghẽn những lỗ khí khổng của ấm Nghi Hưng. Như chúng ta đã biết, cấu trúc khí khổng khép này tạo cho thành ấm tử sa sốp, hoạt động như cơ chế mao dẫn trên da chúng ta, giúp cho ấm tử sa ‘thở’. Đây cũng là đặc tính giúp giữ nhiệt trong nước bên trong. Ngoài ra, các lỗ khí khổng mở ra giúp lưu giữ tinh túy của trà, làm cho ấm ‘nhuần vị’ theo thời gian. Kết quả là ấm có như được khoát lên áo mới, bóng bẩy mà thâm trầm hơn.
Làm sạch ấm cũng là công việc cần thiết nếu chúng ta muốn thay đổi trà sử dụng trong ấm. Nếu ban đầu chúng ta chỉ có một hoặc hai chiếc ấm dùng các loại trà khác nhau, chúng ta có thể nấu ấm vào độ mỗi năm sáu tháng một lần, tùy thuộc mức độ chúng ta sử dụng.
Bắt đầu
- Thêm nước vào cho ngập hoàn toàn ấm rồi đặc ấm trà vào bên trong. Chú ý là nên lấy nắp ra khỏi ấm và đặt cách ấm, tránh tình trạng nước sôi làm nắp và ấm va vào nhau. Nếu một lần luộc nhiều ấm, hãy chọn nồi đủ to và sắ sếp để các ấm không va vào nhau. Lúc này có thể thêm than hoặc đá bọt vào nồi, nhưng hãy đảm bảo để chúng không va vào ấm quá nhiều.
- Đun sôi nước. Khi nước sôi, hãy cho tro sạch hoặc banking soda, chỉ cần một muỗng cà phê là đủ, rải đều trên bề mặt nước và tắt bếp nếu là bột tẩy, vì bột tẩy sẽ tạo bong bóng tràn ra nồi nếu tiếp tục giữ nước ở nhiệt độ sôi.
- Đậy nắp và để qua đêm. Chú ý vị trí nồi để mọi người không vô ý va phải. Sáng hôm sau rửa lại ấm bằng nước ấm cho sạch sẽ.
- Vệ sinh ấm và nắp bằng vải cotton hoặc sơ mướp. Cọ rửa trong ngoài cho sạch dưới vòi nước chảy. Tránh hoàn toàn xà phòng hoặc chất tẩy rửa hóa học.
- Tiếp đến là lặp lại quá trình đun sôi như bước 1. Tuy nhiên, ở lần này chúng ta không thêm tro hoặc banking soda. Chờ ấm sôi, tắt bếp và đậy nắp tầm bốn giờ. Sau đó lấy ra, tiếp tục lần cọ rửa vệ sinh ở bước 4. Có thể lặp lại bước 5 này vài lần cho đến khi ấm sạch các lỗ khi khổng bên trong.
Khi nào khí khổng sạch:
- Quan sát mặt nước trong nồi khi nước nguội. Nếu có mảng bám bên trên, ấm cần tiếp tục quá trình đun rửa.
- Ngửi ấm sau mỗi lần vệ sinh, nếu ấm không còn mùi tro hoặc banking soda, ấm đã hoàn toàn sạch. Nếu sử dụng banking soda, bề mặt ấm vẫn còn lớp trơn bên ngoài, lúc này, ấm vẫn tiếp tục đun rửa.
- Có thể sau mỗi lần đun sôi, hãy cho ấm một lần nước lọc, nếu nước đó ta uống có pha thêm mùi, ấm vẫn chưa sạch hoàn toàn.
Sau khi đã hoàn toàn loại bỏ mùi không mong muốn, ấm đã sẵn sàng để kết duyên với trà, kết tri kỷ với chủ nhân.
Còn một điểm chú ý nhỏ như sau:
- Trong các công đoạn nấu rửa ấm, không nên để ấm ngâm quá lâu.
- Nếu định sử dụng nhiều loại trà trong ấm, nên chú ý là vệ sinh sạch ấm sau mỗi lần dùng: lấy toàn bộ bã trà ra khỏi ấm, sau đó tráng ấm trong ngoài bằng nước sôi, mở nắp ấm và để khô tự nhiên, chú ý là phải mở nắp ấm, sau đó mới cất ấm.
- Nếu ấm chỉ định với một loại trà cụ thể, bạn có thể tiếp tục tiến hành bước thứ 6 dưới đây.
- Sử dụng bước này cho lần nung cuối cùng, hãy đoán biết lần nung cuối cùng của lần luộc rửa nhé.
- Lặp lại bước một.
- Sau khi nước sôi, hãy cho tối thiểu là 2-3 gam trà bạn định sử dụng với ấm, tắt bếp và để ngâm vài giờ.
- Sau đó lấy ấm ra, cọ rửa bằng tay dưới vòi nước, chỉ cọ rửa bằng tay. Có thể tráng qua 2-3 lần nước sôi trước khi sử dụng.