CẤU TRÚC KHÍ KHỔNG KÉP CỦA ẤM TỬ SA
Cấu tạo lỗ khí kép chính là bí mật sâu xa nhất của ấm tử sa, đồng thời cũng là “cổng sinh tử” của ấm trà tử sa. Chính kết cấu khí khổng kép mà ấm trà tử sa có độ xốp phù hợp và khả năng hấp phụ cao, có tác dụng hấp phụ, lưu giữ và nâng cao hương vị nhưng lại không gây tạp vị… dẫn đến đặc điểm là ấm tử sa càng pha trà nhiều càng nhuận ẩm và sáng bóng như ngọc.
Ông Trấn Thành đời nhà Minh đã viết: “Ấm trà được chế tác từ loại thô sa, loại thô sa này không có mùi bùn của đất sét, ngoài ra, ấm trà có tính cát, nắp ấm kín và lưu hương nên dùng để pha trà mà không làm mất đi hương vị, màu sắc và không gây tạp vị”. “Không có mùi bùn khi pha trà trong ấm trà tử sa” nghĩa là tử sa là không phải loại đất sét thường dùng để làm đồ gốm; còn nếu dùng đồ sứ hoặc thủy tinh để pha trà, muốn không làm mất mùi thơm của trà thì nắp ấm phải thật kín, điều này thật khó có được đối với đồ sứ hoặc đồ thuỷ tinh. Tính chất độc đáo đem lại “hương vị tươi mới khi pha trà” của tử sa không thể tách rời cấu trúc lỗ kép sau khi nung. Ngoài ra, trà có thể để trong ấm không bị ôi thiu khi để qua đêm mùa hè, khi đổ nước sôi vào sẽ có màu sắc tươi nhuận, và khi sử dụng lâu sẽ lên màu rạng rỡ, những điều này đều liên quan đến cấu trúc lỗ khí khổng kép độc đáo của tử sa .
Vậy cấu tạo lỗ khí khổng kép của tử sa là gì?
Nếu quan sát mặt cắt mảnh vỡ một ấm trà tử sa đã nung, chúng ta có thể thấy cấu trúc thô, phân lớp và không đồng đều của tử sa, không đặc và cứng chắc như một mảnh sứ.
Bạn sẽ nhìn rõ cấu trúc lỗ khí khổng kép này hơn dưới kính hiển vi ánh quang học với độ phân giải cao hoặc kính hiển vi điện tử.
Cấu trúc lỗ kép của tử sa
Cấu trúc kết tụ của đất tử sa và các lỗ nhỏ bên trong các khối kết tụ
Phần màu đen là các lỗ chuỗi của kết cấu, phần màu xám là phần thân bùn của các hạt kết tụ. Nếu nhìn kỹ vào bên trong kết cấu của khối kết tụ, có thể thấy rằng giữa các chất kết tụ và các chất kết tụ, giữa các chất kết tụ và phần sét có các nhóm khí khổng dày đặc dạng chuỗi liên kết với nhau và đóng kín. Một đầu mở và một đầu đóng, đây là cấu trúc lỗ khí khổng kép bí ẩn của tử sa .
Sơ đồ như sau:
Cấu trúc lỗ kép của tử sa
Nếu chúng ta quan sát kĩ một khối kết tụ đơn lẻ, chúng ta có thể thấy rằng các lỗ rỗng bên trong bị cô lập và đóng kín, trong khi các lỗ rỗng trên bề mặt của khối kết tụ lại mở. Các lỗ rỗng mở tạo thành các ống lỗ chuỗi liên hạt.
Tại sao đất tử sa lại hình thành kết cấu lỗ kép đặc biệt này? Điều này có liên quan đến thành phần của quặng tử sa. Quặng tử sa không phải là đất sét tinh khiết cũng không phải là cát tinh khiết. Cát đơn giản không có tính dẻo và đất sét cũng không có cấu trúc lỗ kép đặc biệt này. Về thành phần của tử sa, tử sa có thể được hiểu đơn giản bao gồm hai thành phần là cát và đất sét. Cát tạo nên kết cấu của cốt ấm, đất sét tạo nên phần bao phủ bên ngoài, giống như “xương thịt liền nhau” để tạo nên hình dáng cơ thể. Cốt ấm chủ yếu được tạo bởi các hạt thạch anh và các hợp chất silicat; Còn các oxit kim loại có màu hoặc không màu, kali, natri, canxi và các chất hữu cơ khác cấu tạo nên đất sét. Thạch anh có nhiệt độ nóng chảy cao và đất sét có nhiệt độ nóng chảy thấp. Khi nung, đất sét luôn nóng chảy trước. Trong quá trình nóng chảy ở nhiệt độ cao, các gốc cacbonat trong đất sét bị phân hủy, giải phóng khí carbon monoxide và carbon dioxide, tạo thành bong bóng. Các bong bóng kín này được hình thành bên trong và giữa các hạt; Khi bong bóng này bị vỡ sẽ hình thành các lỗ chuỗi.
Để xuất hiện cấu trúc lỗ kép, nguyên liệu cần có 4 điều kiện :
1. Phải có các hạt nhiệt độ nóng chảy khác nhau;
2. Các hạt có nhiệt độ nóng chảy thấp phải có gốc Cacbonat (CO3, HCO3)
3. Các gốc Cacbonat khi nung ở nhiệt độ cao bị phân huỷ giải phóng khí ;
4. Các gốc Cacbonat bị phân huỷ vừa phải để bong bóng khí hình thành nhưng không bị vỡ hoàn toàn .
Để đáp ứng các điều kiện này, chỉ có quặng tử sa nguyên bản, với độ tinh khiết và chất lượng cao mới có còn đất sét thông thường hoặc đá bình thường thì không.
Ngoài ra, sự hình thành các cấu trúc lỗ khí kép của tử sa còn chịu ảnh hưởng của các quá trình như phơi phong hoá, rây nghiền khoáng, trộn nước, luyện và ủ đất, nhiệt độ nung…
Bất kì phương pháp không phù hợp nào trong các quy trình này có thể phá huỷ cấu trúc kết cấu của tử sa và làm mất đặc điểm cấu trúc khí khổng kép của nó.
Quặng tử sa không phải hoàn toàn là cát hay đất sét, và tương tự, những đồ dùng làm bằng đất tử sa được nung không phải là gốm hay sứ. Đất sét gốm thông thường có thành phần đơn, không có hạt thạch anh và các kết tụ silicat. Sau khi nung ở nhiệt độ thấp, chúng tạo thành những lỗ rỗng hở, sẽ thấm nước và tạo nên mùi bùn khi sử dụng. Để không bị thấm nước hoặc để bề mặt nhẵn và đẹp, người ta thường tráng men. Đối với đồ gốm không tráng men, kinh nghiệm dân gian thường sử dụng nước cơm để tráng trước khi sử dụng để bịt và lấp các lỗ rỗng để tránh thấm nước và tạo mùi bùn. Còn đất sét cao lanh làm sứ thì ngược lại, sau khi nung ở nhiệt độ cao, sứ sẽ đặc hoàn toàn không có lỗ rỗng, khi gõ sẽ ra âm thanh vang và trong.
Các chuỗi lỗ rỗng giữa các khối kết tụ của ấm trà tử sa có các khe hở lớn, khí có thể đi vào thoát ra qua các lỗ này; các lỗ trong các khối kết tụ bị đóng lại, thủy vực bị chặn lại và các vi khuẩn có hại trong không khí như aflatoxin (nấm mốc) không thể xâm nhập. Điều này tạo nên cái được gọi là “thoáng khí và không thấm nước”. Khi pha trà, hương trà sẽ thâm nhập theo các kênh khí khổng hình chuỗi uốn lượn, các phân tử hương trà sẽ được lưu giữ và hấp phụ vào thân ấm tử sa, đó là lý do khiến ấm tử sa vẫn giữ được hương thơm. Cũng như vậy, màu sắc của trà cũng bị hấp phụ theo thời gian, màu sắc của ấm
cũng dần thay đổi, đây chính là bí quyết tạo nên màu sắc phong phú và đa dạng khi được dưỡng đúng cách và lên nước của ấm tử sa.
Có thể nói, cấu tạo lỗ khí kép chính là bí mật sâu xa nhất của ấm tử sa, đồng thời cũng là “cổng sinh tử” của ấm trà tử sa. Chính kết cấu khí khổng kép mà ấm trà tử sa có độ xốp phù hợp và khả năng hấp phụ cao, có tác dụng hấp phụ, lưu giữ và nâng cao hương vị nhưng lại không gây tạp vị… dẫn đến đặc điểm là ấm tử sa càng pha trà nhiều càng nhuận ẩm và sáng bóng như ngọc.
SG, 22/02/2022
Lão Tà – An Nhiên Tịnh Quán
(Tổng hợp và dịch)