Kinh tế đầy đủ sung mãn cũng kéo theo sự tiến bộ công nghệ, có kinh phí để cung cấp nhiều nghiên cứu mở rộng. Dưới sự nỗ lực của Viện Hàn Lâm hoàng gia cùng Ngự Diêu phòng, khiến cho công nghệ sản xuất gốm sứ cung đình phát triển như một đại thành lớn trong đời Thanh, trở thành bậc thầy của gốm sứ hoàng gia. Hoàng đế Càn Long không ngần ngại khai thác công nghệ trang trí căn bản của thời kỳ Khang Hy và Ung Chính mà đẩy nó tiến một bước, nghiên cứu ra những công nghệ phức tạp hơn, ông sử dụng sơn nhũ vàng, trang sức bằng vàng bạc hay chất bùn để trang trí lên sản phẩm đất sét. Đặc biệt phải nói đến ấm tử sa, là ấm trà được từ đất nung ở nhiệt độ cao không qua tráng men, sở dĩ được gọi là tử sa vì đất của nó thường có màu tím.

Ấm đất sét với hoa văn sơn thủy cùng nhân vật có ngự đề thơ

Thời Càn Long có Trần Văn Bách, Trần Văn Cư là hai người chuyên chế tạo các chậu, bồn đất sét để xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài ra còn có những nghệ nhân đất sét nổi tiếng như Phạm Chương Ân, Phan Đại Hòa, Cát Tử Hậu, Ngô Nguyệt Đình, Hoa Phượng Tường, Trinh Tường, Quân Đức, Ngô A Côn, Hứa Long Văn v.v.

Dưới đây là một số ấm trà tử sa được dùng trong hoàng cung thời Hoàng đế Càn Long:

Tử sa ngự đề thi pha trà đồ viên hồ (Ấm tử sa tròn pha trà bằng đất sét có ngự đề thơ)

Ấm cao 11cm, đường kính 5cm

Ấm tử sa này dạng tròn hình cầu, nhỏ cong, dễ dàng rót nước, tay cầm hình tai và nắp hình màn thầu có núm, có màu nâu lông lạc đà, sáng mượt bóng mịn. Trên thân được Càn Long đế ngự đề 7 câu thơ trong “Vũ trung pha trà phiếm ngọa du thư thất hữu tác“:

Khê yên sơn vũ tương không mông,
Sinh y độc tố dương liễu phong.

Trúc lô mính oản phiếm thanh lại,
Mễ gia thư họa tương vô đồng.

Tùng phong tả xử sinh ngư nhãn,
Trung Linh,Tam Hiệp hà tu biện.
Thanh hương tiên lộ thấm thi tỳ,

Tọa gian bất giác phương đê chuyển

Dịch thơ:

Suối lồng mưa bụi núi mịt mùng
Áo manh dương liễu gió vờn chung.
Bếp trúc trà thanh trong sóng sánh,
Mễ gia thư họa chẳng sánh cùng,

Gió tùng vi vút reo nồi nước,
Trung Linh, Tam Hiệp đâu cần kiếm
Thanh hương sương ngọt ý thơ nồng,
Phương Đê bỗng chuyển ngồi ngắm trông.

Ngoài ra Càn Long còn đóng hai con dấu, một con dấu hình tròn là chữ triện “Càn”, một con dấu chữ triện “Long” hình vuông. Mặc khác hình vuông này còn phát ra ánh sáng bên trong khi pha trà. Loại ấm này không chỉ có hình dáng đặc biệt, hơn nữa nó còn là tuyệt tích với vật liệu dùng từ cát bùn sỏi tạo thành màu sắc đặc biệt.

Tử sa nê hội pha trà đồ lục phương trà hồ (Ấm pha trà tử sa hình lục giác)

Ấm cao 16.5cm, Đường kính 4cm

Ấm hình lục giác, có một cái miệng nhỏ, một bên cong để đưa dòng chảy của nước, một bên là quai cầm. Kèm theo là nắp che hình ô, đỉnh nắp có một núm cầm hình viên bảo châu. Thân của âm có hai mặt được trang trí, một mặt là đường viền tròn, một mặt Càn Long ngự đề thơ vào năm thứ 7 của ông (1742), giống với 7 câu trên ấm “Tử sa ngự đề thi pha trà đồ viên hồ”.

Tử sa hà liên thọ tự hồ (Ấm tử sa hoa sen chữ thọ)

Ấm cao 10.5 cm, Đường kính 7.3cm

Ấm có thân hình tròn, tay cầm hình tai, phần vòi ấm thẳng. Toàn bộ thân được trang trí theo kiểu dập nổi, núm nắp hình nhụy hoa, trên nắp được trang trí hoa mai, phần vai ấm có hoa văn vân mây như ý, phần giữa thân được bao quanh bằng hoa văn thân trúc. Phần hoa văn thân trúc chia ấm thành hai bộ phận được trang trí khác nhau, phần trên được trang trí bởi 20 chữ triện “Thọ”, phần dưới là mô hình hoa sen hình nổi. Bên trong ấm có 6 chữ triện “Đại Thanh Càn Long niên chế“.

Ấm trà đất sét này được Càn Long yêu câu định chế dành riêng cho Nghi Hưng nhân dịp khánh thọ, với thiết kế hoa văn mang ý nghĩa cát tường trường thọ, với kỹ thuật điêu khắc tinh luyện, tự nhiên như nước chảy mây trôi, hình dáng đoan trang, mang nét đặc sắc của đồ gốm Quan Diêu.

Tử sa đề lương hồ (Ấm trà tử sa có quai xách)

Ấm cao 14.5cm, đường kính 8.2 cm

Ấm có hình tròn, bụng trống và phẳng phiu. Giá đỡ và quai cầm chạm nhau tại phía trên, quai cầm theo hình cong thẳng liền nhau, phác họa rất uyển chuyển, rất tiện tay cầm. Nắp tròn nhổ lên cao, núm là đá của Thái hồ. Đất sét có màu vàng, chế phẩm có kết cấu tốt. Hình dạng của phần giá cầm kết nối với thân ấm tạo ra một thể, khiến cho tác phẩm có một sự thăng bằng hoạt bát. Giữa thời nhà Thanh, phần quai cầm được thiết kế thành hai quai, vừa làm tăng độ ổn định của ấm mà còn tạo nên tính thấm mỹ cho hình dạng ấm.

Tử sa nê hội nhân vật văn thi cú trà hồ (Ấm trà tử sa có hoa văn nhân vật và đề thơ)

Ấm cao 12.5cm, đường kính 5cm

Miệng vòi của ấm rất nhỏ, nhưng phần ống lại to, thân lớn, ấm bằng phẳng, ống vòi hình đường cong, quai cầm hình ly long (con rồng không sừng trong truyền thuyết thường dùng trang trí các công trình kiến trúc hoặc công nghệ phẩm). Phần thân dưới tạo một đường viền khung chữ nhật, bên trong là một bức họa cùng với lời đề thơ của Càn Long, Càn Long chọn tập họa của thư vương Nhân Hòa Minh “Huệ sơn thính tùng am dụng trúc lô tiên trà“. Ấm trà này có hình dáng khá đặc biệt, là một trong những dạng ấm chỉ dùng trong cung đình thời kỳ Càn Long.

(DKN)