Các Kiểu Dáng Cơ Bản Của Ấm Nghi Hưng

Các Kiểu Dáng Cơ Bản Của Ấm Nghi Hưng

Dáng ấm tử sa cơ bản

Loạt bài giới thiệu về ấm tử sa Nghi Hưng:

Nếu muốn tổng hợp các tác phẩm nghệ thuật về hình dáng và sắc thái cổ điển thì có đến hàng nhìn ấm tử sa Nghi Hưng theo đúng với nghĩa đen, vì chúng đều là tổng hợp của sự sáng tạo của nghệ nhân và sự tỉ mỉ tinh tế, tạo nên phong thái riêng cho mỗi ấm. Vì vậy, phong cách cổ điển được xem là hình mẫu của các loại ấm vì các thế hệ sau luôn có xu hướng phỏng theo những dáng ấm của nghệ nhân đời trước mà họ yêu thích, sau đó, với phong thái riêng biệt của mình, tạo nhưng những nét phá cách cho từng dáng cổ điển, tạo nên kiệt tác của thế hệ tiếp theo. Cứ thế, nguồn lịch sử văn hóa mãi được lưu truyền.

Một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật phương Đông qua nhiều thế kỷ là các tác phẩm nghệ thuật ra đời hoàn toàn không được tác giả đặc tên, nhưng nhờ vào giá trị nghệ thuật đặc sắc, mọi đương thời sẽ gọi tác phẩm gắn liền với tên của nghệ nhân hoặc chủ nhân của tác phẩm sẽ đóng triện của mình lên đó.

Có tất cả năm trường phái dáng ấm Nghi Hưng cơ bản để từ đó các nghệ nhân mô phỏng tạo thành muôn ngàn vẻ khác nhau:

  1. Tự nhiên hồ

Những dáng ấm này được mô phỏng trang trí với các họa tiết tự nhiên như con bướm, côn trùng, cây tre, thông, quả bí ngô, quả bầu…

  1. Kỉ hà hồ – hay còn gọi là dáng hình học

Đây là những chiếc ấm có hình lục giác, vuông, hoặc góc cạnh, được phỏng theo các ấm bằng đồng trước kia.

  1. Cầu hình hồ – dáng hình tròn

Đây là những ấm được chế tác cho giá trị công năng tuyệt vời và cơ bản nhất – dùng để pha trà.

  1. Nhật thường bảo hồ – bảo bối trong cuộc sống

Đa phần mọi người đều bỏ qua những giá trị chân thực nhất để đi tìm cái hư vinh giữa cuộc sống đời thường. Vì vậy, với dáng Nhật thường bảo hồ, nghệ nhân thầm nhắc nhở chúng ta nhận ra những giá trị trân quý mà bình dị nhất trong cuộc sống.

Những chiếc ấm này phỏng theo dáng của các vật dụng thường ngày như bánh xe, ấm đun nước, cốc, muôi,… và các vật dụng hữu tình khác trong đời sống, tựa như trà – kỷ niệm với thời gian.

  1. Trang trí hồ – ấm trang trí

Đây là những chiếc ấm thuần giá trị nghệ thuật nhưng lại hạn chế về công năng, được làm ra theo yêu cầu hoặc chỉ để trưng bày là chính. Loại ấm này hình dáng tùy theo sự sáng tạo của nghệ nhân hay hoàn cảnh ra đời của ấm, đa phần được chạm khắc với những hình thù khác lạ, hoặc các tác phẩm điêu khắc nhỏ,… Về mặt kỹ thuật, những dáng ấm phỏng theo hình dạng ở trong tự nhiên sẽ phù hợp với kiểu ấm trang trí này.

Bên cạnh đó, cũng có ba phương pháp chế tác ấm Nghi Hưng: toàn thủ – các công đoạn hoàn toàn bằng thủ công, bán thủ công và đúc (từ khuôn ấm có sẵn).

Với những ấm đúc được làm từ đất sét mềm – Nộn Nê hoặc các là loại đất sét tổng hợp, sau đó cho vào cho vào máy để tạo khuôn, gắn ghép rồi sấy khô, cắt tỉa những phần đất sét thừa rồi cho vào nung. Đây là những ấm ‘ngàn chiếc như một’, có giá thành thấp.

Bán thủ công cũng được làm bằng khuôn ở phần thân và nắp ấm, trong khi đó phần tay cầm, vòi và các công đoạn sau này đều được làm thủ công. Đây là những ấm dành cho học viên mới bắt đầu trong các xưởng trường. Tuy vậy nhưng công đoạn thủ công này cũng mất vài ngày với nhiều kinh nghiệm kỹ năng trong việc làm vòi và tay cầm.

Với những chiếc ấm toàn thủ, đòi hỏi độ lành nghề, khả năng sáng tạo nhưng cũng mất thời gian vài ngày, vài thuần, có ấm phải đến vài tháng mới hoàn thành được. Các ấm Nghi Hưng toàn thủ không sử dụng bàn xoay để tạo hình dáng mà được tạo hình bằng đôi tay ở trên mặt bàn làm gốm. Những ấm toàn thủ, nói theo ngôn ngữ hiện đại, hoàn toàn là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật.

Khi chọn một ấm trà, thường thì người ta sẽ tìm hiểu về xuất xứ của nó, cao hơn là học cách nhận biết ấm Nghi Hưng thông qua triện được chứng danh được đóng trên ấm. Triện là chứng chỉ xuất thân của ấm, là tên của nghệ nhân làm ra nó hoặc là xưởng nên nó được làm ra. Tuy nhiên, có một số đặc trưng về ấm toàn thủ hoàn toàn bằng mắt thường chúng ta đều khó có khả năng nhận ra mặc dù khoáng nguyên bản tử sa với các đất sét phối trộn sẽ tương đối khó đối với những người mới. Những chiếc ấm đúc hoặc bán thủ không phải là không có giá trị của nó – bên cạnh ở việc hợp với khả năng chi trả, nó là cầu nối cho những người mới lần vào thế giới của khoáng tử sa nguyên bản, để khám phá một giá trị tuyệt mỹ của thời gian.

Do vậy, đầu tiên nên tìm đến ấm từ một nhà cung cấp tốt, có danh tiếng với thông tin sản phẩm cụ thể minh bạch. Nếu không có bất kỳ sự trợ giúp nào, hãy tin tưởng vào giác quan của mình, hãy cầm và cảm nhận nó, cảm nhận sự mịn màng, ấm áp mà mát mẻ của đất sét chất lượng, sự thông thoáng, cân đối tổng thể và hài hòa của ấm. Một người thợ gốm có tâm sẽ thể hiện toàn bộ phong thái của mình thông qua nó.

Ấm Nghi Hưng sẽ dùng tiêu chuẩn ở cả nghệ thuật và công năng để đánh giá, cho nên, điều quan trọng là công năng hoàn hảo và nghệ thuật hài hòa. Cũng giống như một trà nhân, dáng vẻ phải nghiêm trang mà mộc mạc, tinh tế nhưng hài hòa. Và điều này, phải dựa hoàn toàn vào cốt cách của thợ ấm và phong thái của trà nhân để lựa chọn một tác phẩm tử sa phù hợp với mình.

Tiếp theo xin giới thiệu đến các bạn một số dáng ấm cổ điển đại diện cho năm trường phái trên. Vì là ấm trà nên điều đầu tiên phải cân nhắc là công năng tốt và pha trà ngon. Vì vậy dưới đây sẽ là những dáng ấm của các bậc thầy với giá trị công năng và nghệ thuật hài hòa, là sự chọn lọc qua nhiều thế hệ trà nhân.

Thủy Bình

Thủy bình được lấy từ hai câu thơ của Quản Tử là “Thủy bình nhi bất lưu, vô nguyên tắc tốc kiệt”, được ví như mặt nước lặng yên. Bên cạnh đó, Thủy bình chính là công cụ để đo mức cao thấp của mặt nước, cho nên, với những chiếc ấm hoàn hảo, chúng sẽ hoàn toàn nổi trên mựt nước. Với ý nghĩa như thế, có lẽ đây là dáng ấm được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử từ trước đến nay.

Xuyết Cầu

Sở dĩ được đặt tên là xuyết cầu bởi chúng được tạo thành từ bốn lát cắt của bốn hình tròn. Dáng ấm này bắt đầu vào giữa triều Thanh, khoảng từ 1644 đến 1911

Đức Chung

Đức Chung là danh tiếng về tài năng đức hạnh được vang xa. Ấm với ý nghĩa gửi gắm tâm ý của nghệ nhân và trà nhân, học theo tính bình dị chất phát của các bậc hiền nhân.

Phỏng Cổ

Phỏng Cổ nghĩa là học theo cái xưa, dáng ấm này có hình của những chiếc trống, tượng trưng cho âm vang của vũ trụ theo lý thuyết vô vi của Lão Tử.

Tuyến Biều

Dáng ấm vòi thẳng này được tạo kiểu sau các dáng vòi khác, là biến thể của loại ấm hình quả lên kết hợp với các dạng ấm khác. Đây là dáng ấm phù hợp cho người mới bước chân vào thưởng trà vì nó phù hợp với hầu hết các loại trà. Tuyến Biều còn được gọi là ‘Ba Lạc Hồ’

Tư Đình

Đây là dáng ấm phỏng theo quả lê nổi tiếng qua nhiều thế kỷ, và được ghi chú là “Tư Đình” ở bên dưới. Với dáng vòi dài thanh lịch là điểm nhấn cho hình dáng bầu thanh bên dưới, mang nhiều ý niệm của nghệ nhân.

Mạnh Thần Lê Thức

 

Tây Thi

Thi Di Quang là một trong Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc. Truyền thuyết còn lưu lại rằng nàng đẹp đến mức con chim chim vì chợt nhìn thấy nét đẹp của nàng mà ngừng vỗ cánh, con cá trong áo lỡ trông thấy ảnh nàng soi dưới mặt hồ mà ngừng vẫy đuôi. Với tổng thể ấm cho ta nhìn thấy dáng dấp của một cô gái đoan trang đang chờ đợi điều gì đó chưa trọn vẹn. Có thể Tây thi mang ý tứ của bài mở đầu trong Kinh Thi: “Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu.”

Thái Giám

Cái tên này khá táo bạo, nhưng nó xuất hiện vào giữa niên đại của Thanh Triều (1644 – 1911). Thái Giám có thể bắt nguồn từ sự pha trộn lẫn nhau của dáng ấm, đặc biệt là dáng phỏng cổ. Tuy nhiên, rõ ràng dáng này hội đủ tố chất của một chiếc ấm trà tuyệt vời.

La Hán

Một ấm trà hiện thân của tư tưởng Phật giáo, giống như một nhà sư đang ngồi thiền tịnh, xuất hiện vào thời Minh và cũng là một dáng ấm rất được ưa chuộng.

Mao Tăng

Mao Tăng tựa như chiếc mũ của các vị thiền sư thường đội lúc chủ trì một cuộc lễ quan trọng, và là dáng ấm do chính tay Thời Đại Bân thiết kế.

Ngưu Cái Liên Tử

Ấm tượng trương cho tư tưởng của dòng thiền Phật giáo Bắc Tông. Ngưu Cái Liên Tử là hình ảnh cái Hoa sen đang được giấu kín và ấp ủ bởi cái tâm con người ở giữa nhân gian.

Thạch Biều

Thạch Biều là cái chậu đá để đựng nước giếng. Dáng này là dáng nổi tiếng nhất, cũng là thông dụng nhất của kiểu Nhật Thường Bảo Hồ, trân quý những vật dụng bình thường trong cuộc sống.

Cung Đăng

Đây cũng là một trong những dáng được ưu chuộng qua nhiều thế kỷ. Thường thì ấm sẽ kèm theo những nét trang trí tinh tế để làm nổi bậc tính chất Hoàng triều của nó.

Như Ý

Với kiểu dáng ba chân cao đặc trưng, cùng với họa tiết các tường hàm nghĩa sự may mắn sẽ trường tồn bền vững cùng gia chủ.

Tùng Thọ

Hàm ý sự trường thọ và khí tiết như cây tùng cây bách. Ấm dáng cao, thanh thoát để hiện rõ nét khí chất của một người quân tử, hiên ngang giữa hải hồ.

Bào Tôn

Bào là một trong bát âm, gồm: Kim Thạch Thổ Cách Ti Mộc Trúc Bào, hàm ý là sự truyền thừa từ Thiên Thượng, vừa ý chỉ người tài quy ẩn giữa thời loạn thế, lấy nhã ca cùng trà thi tửu luận bầu bạn.

Tàng Lục Phương

Văn hóa Trung Quốc coi trọng Hà Đồ Lạc Thư. Nếu Lạc Thư là là Bát Quái Tiên Thiên thì Hà Đồ (tương truyền được tìm thấy trên mai của con rùa) là Bát Quái Hậu Thiên, tạo dựng vạn vật. Bên cạnh đó, chữ Tàng còn hàm chỉ ẩn mình, như rùa rút vào yên ổn trong mai của nó, ở một chỗ mà biết tất cả (bốn phương trên dưới), một thiền ý của các bậc hiền nhân thuở xưa.

Cấp Trực

Trần Mạn Sinh là một quyển sách đời Hán (206 TCN – 220 CN) lưu lại những cái hay đẹp ở nhân gian. Trong đó có kể về Cấp Trực, một vị quan thanh liêm đã trung thực bẩm báo với Hán đế về những việc xảy ra trong đất nước, người đời sau câu ‘cấp ảm phương trực’ – ngay thẳng như Cấp, để ca ngợi sự chính trực của ông.

Dáng dấp của ấm Cấp Trực cũng từ điển tích này mà ra.

Du Tuyền

Cái tên gợi về một con suối trong trẻo ở nơi xa, xuôi về làm bạn với trà và ấm, gợi lên một cảm xúc ôn hòa mà mát mẻ của tiết xuân.

Hán Phương

Chiếc ấm này được tạo ra đầu tiên bởi Đại Bân, dựa trên những cái ấm bằng đồng ở triều Hán (206 TCN – 220 CN). Đây là một trong những dáng cổ điển của ấm Nghi Hưng.

Bí Ngô (còn gọi là Nam Qua)

Ngụ ý xuôi về phương Nam sẽ tìm được sự yên ấm an bình. Là dòng ấm trường phái dáng Tự Nhiên nổi bậc và công năng tốt, được nhiều trà nhân ưu dùng.

error: Content is protected !!