29 QUỐC ĐẠI SƯ TỬ SA VÀ TÁC PHẨM

29 QUỐC ĐẠI SƯ TỬ SA VÀ TÁC PHẨM

Loạt bài giới thiệu về "29 QUỐC ĐẠI SƯ TỬ SA VÀ TÁC PHẨM" sẽ giới thiệu rõ ràng hơn về những nghệ nhân thuộc hàng đỉnh cao nhất của nghệ thuật tử sa hiện tại. Hy vọng, với loạt bài này sẽ giúp quý trà hữu có một cái nhìn khách quan hơn về vị trí và cấp độ của những nghệ nhân và những tác phẩm mình đang sưu tầm.

Kể từ khi thú chơi ấm tử sa xâm nhập và phát triển ở Việt Nam, người chơi ấm thường nghe những câu chuyện về nghệ nhân tử sa mà đại diện của họ là những con triện đóng ở đáy ấm tử sa và những tờ giấy chứng nhận.
Không thể phủ nhận sự huyền bí của những con triện và những tờ giấy chứng nhận này cũng là một điểm hấp dẫn thu hút người chơi đến với thú chơi ấm tử sa và uống trà. Tuy nhiên, kéo theo đó cũng là những mặt trái của nó, việc làm giả triện ấm, việc mua bán chức danh, nghệ nhân cho thuê con dấu, việc phối trộn đất nhân tạo cùng với việc thổi phồng tài năng, mức độ nổi tiếng, chức danh của nghệ nhân ở Việt Nam so với ở chính cái nôi của tử sa là Nghi Hưng cùng với việc thiếu thông tin, tài liệu, hình ảnh dẫn đến mức độ nhận biết sự chuẩn và thật của đất tử sa của người chơi ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
Một số người chơi mới và kể cả những người chơi lâu năm, cầm những chiếc ấm của CNMTS này, Cao công kia, Đại sư nọ với suy nghĩ nó là đỉnh cao của nghệ thuật và chất đất tử sa nhưng họ không biết rằng ở cái nôi của tử sa những nghệ nhân họ coi là hàng đỉnh kia thực chất chỉ ở khoảng thang điểm 6-7/10 trong phân hạng nghệ nhân tử sa và cái chất đất tinh tuyển họ coi là đỉnh cao kia thực ra lại là hậu quả của sự nhận biết sai lệch về độ nguyên bản và tinh khiết của đất tử sa. Cái độ trong, độ cứng và độ bóng mờ và những hạt “khoáng nổi rõ” có vẻ thật kia lại là kết quả của sự phối trộn nhân tạo của khoáng tử sa hoặc phối oxit tạo màu hoặc quá trình gây kính hoá có kiểm soát bằng cách phối thêm Na2CO3/ K2CO3.
Loạt bài giới thiệu về “29 QUỐC ĐẠI SƯ TỬ SA VÀ TÁC PHẨM” sẽ giới thiệu rõ ràng hơn về những nghệ nhân thuộc hàng đỉnh cao nhất của nghệ thuật tử sa hiện tại. Hy vọng, với loạt bài này sẽ giúp quý trà hữu có một cái nhìn khách quan hơn về vị trí và cấp độ của những nghệ nhân và những tác phẩm mình đang sưu tầm, ngắm những tác phẩm của họ và kết cấu bề mặt tử sa sẽ có thể giúp ích hơn về việc hiểu thế nào là một tác phẩm được đánh giá cao về cả mỹ thuật, chất lượng và văn hoá, đồng thời hiểu rõ đất tử sa thật nhìn sẽ như thế nào, có đúng như những gì đang được quảng cáo và tung hô hay không?

29 QUỐC ĐẠI SƯ TỬ SA VÀ TÁC PHẨM

Phần 1: DANH SÁCH 29 QUỐC ĐẠI SƯ

Hầu hết người chơi ấm tử sa đều biết đến Cố Cảnh Chu, Tưởng Dung và hình dung trong đầu chỉ có một vài nghệ nhân tử sa có thể đạt được cấp độ như thế và để đạt được được mức độ kĩ thuật tử sa thượng thừa như vậy giống như là huyền thoại. Nhưng thực ra dòng chảy nghệ thuật tử sa không phải như mọi người nghĩ, trước Cố Cảnh Chu, Tưởng Dung là vô số những nghệ nhân Tử sa tài năng và sau họ là những nghệ nhân khác tiếp nối, nó là sự kế thừa và phát huy của thế hệ nghệ nhân tử sa này đến thế hệ nghệ nhân tử sa kế tiếp. Hiện tại, vẫn đang có rất nhiều nghệ nhân tử sa đạt được cấp độ như những Cố Cảnh Chu hay Tưởng Dung, họ vẫn đang âm thầm cống hiến và phát huy tài năng của mình. Có thể nói, tuy người chơi Việt Nam không (chưa) biết đến họ nhưng những tác phẩm và danh tiếng của họ đang được đánh giá cao ở cái nôi của tử sa, nếu có đủ kinh phí người chơi vẫn có thể tiếp cận và sở hữu những chiếc ấm tử sa thật do chính những nghệ nhân này chế tác.
 Trong lĩnh vực tử sa, tính đến năm 2022 chỉ có 29 nghệ nhân tử sa được gọi là “QUỐC ĐẠI SƯ” (Đại sư cấp quốc gia), “Quốc đại sư” là để chỉ những nghệ nhân có chức danh nghề nghiệp “Công nghệ mỹ thuật đại sư” với các tiêu chuẩn: 1) Trình độ học vấn: Trình độ cao đẳng trở lên. – 2) Hơn 30 năm kinh nghiệm chế tác đồ Tử Sa – 3). Có thể đưa ra các bài giảng cấp chuyên gia về lý thuyết nghệ thuật và thủ công tử sa.- 4). Có thể thực hiện các kỹ thuật có độ khó cao – 5) Có hơn 5 huy chương vàng quốc gia và 3 huy chương vàng quốc tế trong các lĩnh vực liên quan. (Theo danh sách công bố mới nhất năm 2022 thì có tất cả 122 đại sư trong đó có 29 đại sư cấp quốc gia và 93 đại sư cấp tỉnh). “Công nghệ mỹ thuật đại sư” sẽ bao gồm Đại sư cấp tỉnh và Đại sư cấp quốc gia.  Đồng thời “quốc đại sư” phải có danh hiệu danh dự là “Trung Quốc công nghệ mỹ thuật đại sư” hoặc “Trung Quốc đào từ nghệ thuật đại sư”. Họ là:
1. Cố Cảnh Chu (顾景舟)
2. Tưởng Dung  (蒋蓉)
4. Lã Nghiêu Thần (吕尧臣)
5. Uông Dần Tiên (汪寅仙)
6. Từ Hán Đường (徐汉棠)
7. Đàm Tuyền Hải (谭泉海)
8. Lý Xương Hồng (李昌鸿)
9. Chu Quế Trân (周桂珍)
10. Hà Đạo Hồng (何道洪)
11. Bào Chí Cường (鲍志强)
12. Cố Thiệu Bồi (顾绍培)
14. Mao Quốc Cường (毛国强)
15. Từ Đạt Minh (徐达明)
16. Khưu Ngọc Lâm (邱玉林)
17. Từ An Bích (徐安碧)
18. Lý Thủ Tài (李守财)
19. Ngô Minh (吴鸣)
20. Quý Ích Thuận (季益顺)
21. Tào Á Lân (曹亚麟)
22. Phạm Vĩnh Lương (范永良)
23. Trương Hồng Hoá (张红华)
24. Vương Á Bình (王亚平)
25. Trần Quốc Lương (陈国良)
26. Trần Kiến Bình (陈建平)
27.  Trữ Tập Tuyền (储集泉)
28. Cát Quân (葛军)
29. Lã Tuấn Kiệt (吕俊杰)


Trong đó có 5 “Quốc đại sư” đã qua đời là Cố Cảnh Chu, Tưởng Dung, Uông Dần Tiên, Đàm Tuyền Hải và Từ Đạt Minh đã qua đời.

(Còn tiếp)

Phần 2: Quốc đại sư TỪ TÚ ĐƯỜNG

Phần 3: Quốc đại sư TÀO UYỂN PHẦN

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (1 )
error: Content is protected !!